Một Số Giống Lúa Có Hàm Lượng Protein Cao
Giống Lúa PĐ211 được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp lai Sahel 108/P6 với sự trợ giúp của kỹ thuật nuôi cấy bao phấn, quá trình chọn lọc theo định hướng thâm canh, có chất lượng dinh dưỡng và thương phẩm tốt (Sahel 108 là giống lúa chịu hạn và P6 là giống lúa thâm canh có hàm lượng protein cao).

Ở Việt Nam, bắp là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác.

Các giống có thời gian sinh trưởng (TGST) như Q5 hoặc tương đương (118-125 ngày) thời vụ gieo thích hợp từ 5 đến trước 15/2. Vụ Mùa gieo bằng giàn công cụ từ 20-25/6 là phù hợp.

Trong điều kiện thời tiết từ nay đến cuối vụ sẽ có mưa nhiều, ẩm độ và nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi để bệnh bạc lá phát sinh phát triển dễ gây hại trên diện rộng. Nhằm giúp bà con nông dân chủ động phòng trừ có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra, chúng tôi xin giới thiệu bệnh bạc lá hại lúa và biện pháp phòng trừ.

Lúa xuân ở miền Bắc đang sinh trưởng giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái, điều kiện thời tiết vụ xuân ấm hơn so các năm trước kết hợp nguồn thức ăn trên đồng ruộng phong phú thuận lợi cho chuột sinh sản tích lũy số lượng lớn và gây hại mạnh.

Thời tiết đầu vụ xuân ở miền Bắc năm nay có nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

Mùa vụ có thời tiết thuận lợi cho cây lúa phát triển và không thuận lợi cho một số sâu bệnh chính phát triển như đạo ôn và bù lạch trong vụ đông xuân, đốm vằn và bù lạch, rầy nâu trong vụ hè thu, giảm được chi phí sản xuất mà lúa vẫn cho năng suất cao.

Nhện hại lúa có kích thước rất nhỏ. Quan sát kỹ sẽ thấy nhện tạo một lớp mạng bằng tơ rất mỏng. Nhện chích hút nhựa ở bẹ lá, cuống bông, cuống gié và vỏ bông lúa trước khi trỗ. Trên bẹ lá tạo thành những sọc thối đen kéo dài, làm bẹ lá có màu thâm nâu như bã trầu.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tỉnh như Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đã xuất hiện các mô hình trồng huệ trên đất ruộng luân canh với lúa cho hiệu quả cao. Đây là một mô hình vừa xóa độc canh lúa, vừa cải tạo đất. Mô hình này cho thu nhập cao hơn rất nhiều lần so với cây lúa.

Tác nhân gây bệnh: Bệnh vàng lùn (VL) hay bệnh vi rút lúa cỏ do vi rút lúa cỏ gây ra và rầy nâu là môi giới truyền bệnh. Bệnh vàng lùn mới đầu xuất hiện và gây hại nặng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, sau lan dần ra các tỉnh phía Bắc.

Vụ lúa chiêm xuân 2011- 2012 ở các tỉnh phía Bắc, thời tiết diễn biến xấu đã gây hại đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây mạ trà xuân sớm. Sau khi xuân về và nắng ấm trở lại vẫn còn nhiều ruộng phải chờ mạ.

Có thể sử dụng các giống lúa khác nhau để gieo thẳng. Trong thực tế, thường gieo thẳng các giống lúa ngắn ngày, thấp cây, khả năng chống đổ tốt.

Máy gặt đập liên hợp mã hiệu GĐLH –154, năng suất 0,30 ha/giờ; tỷ lệ hao hụt 1,75% của Cơ sở tư nhân Chín Nghĩa, địa chỉ Ấp 1, xã Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

Vì vậy, để đạt năng suất hạt 6-7 tấn/ ha/ vụ cần bón cho lúa số lượng phân bón như sau: 8-10 tấn phân chuồng, 100 -120 kg N/ ha, 100 -120 kg P2O5/ ha và 30 -60 kg K2O/ ha. Ở đất phù sa sông Hồng, sông Cửu Long, kali chưa phải là yếu tố hạn chế năng suất. Đất phèn nặng, cần tăng phân lân lên 90 - 150 kg P2O5/ ha (Mai Văn Quyền, 1995).

Vụ lúa đông xuân 2011-2012 tại 7 HTX nông nghiệp với diện tích trên 60ha lúa tại Quảng Nam gồm: Điện Minh 1, Điện Minh 2 (huyện Điện Bàn); HTX Duy Thành, Duy Phước, Duy Hoà 2 (huyện Duy Xuyên);

Không cần cày bừa mà chỉ dọn cỏ dại, khụng đốt tàn dư cỏ dại và cây trồng vụ trước. Mang vật liệu đến để che phủ bổ sung cho kín mặt đất với bề dày 10 - 15 cm. Chờ 10 - 15 ngày để lớp phủ xẹp xuống rồi tiến hành gieo thẳng qua lớp phủ.

Đạm đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây lúa, nó giữa vị trí đặc biệt trong việc tăng năng suất lúa. Tại các bộ phận non của cây lúa có hàm lượng đạm cao hơn các các bộ phận già. Đạm là một trong những nguyên tố hóa học cơ bản của cây lúa, đồng thời cũng là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rễ, thân, lá...

Bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá (VL-LXL) do vi-rút gây bệnh lúa cỏ có tên RGSV (Rice Grassy Stunt Virus) và vi-rút RRSV (Rice Ragged Stunt Virus) gây ra. Trong đó, rầy nâu là môi giới truyền bệnh cho lúa. Chính vì vậy, diệt rầy nâu là cách phòng trừ tốt nhất bệnh VL-LXL hiện nay.

Trước khi xuống giống, cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch cỏ dại xung quanh bờ, đặc biệt là lúa chét

Ở Việt Nam, nhện gié được ghi nhận gây hại trên lúa ở Thừa Thiên - Huế (Ngô Đình Hòa, 1992), ở vùng Hà Nội (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Trong vòng 5 năm trở lại đây có sự gia tăng rõ rệt mức độ gây hại ở Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc (Nguyễn Văn Đĩnh và Vương Tiến Hùng, 2007). Đây là loài thường gặp ở Đồng bằng sông Cửu Long.