Thời Vụ Và Nhóm Giống Lúa Theo Vùng Sinh Thái

Có thể sử dụng các giống lúa khác nhau để gieo thẳng. Trong thực tế, thường gieo thẳng các giống lúa ngắn ngày, thấp cây, khả năng chống đổ tốt.
a) Vùng đồng bằng sông Hồng
Vụ xuân:
•Xuân sớm: Gieo mạ 15- 25/11; cấy: 15 - 25/ 1 với các giống lúa: DT10, DT13, X21, Xi23, VN10, NX30, 17494, MT163, M6…
•Xuân chính vụ: Gieo mạ 1/12- 20/12; cấy: 20/1- 20/ 2 với các giống lúa: C70, C71, P1, P6, BM9855, N1-9, TK106…
•Xuân muộn: gieo 5/2- 25/2 với các giống lúa: ĐB5, ĐB6, Q5, KD18, BT7, HT1, LT2, AC5, IRi352, BM9820, PD2, Nhị ưu 838, HYT83, TH3-3, Việt lai 20…
•Gieo mạ trên nền đất cứng ở vụ xuân muộn: Gieo mạ 25/1- 10/2; cấy từ 10/2 trở đi. Tuổi mạ từ 10- 15 ngày, tương ứng 3- 4 lá.
Vụ mùa:
•Mùa sớm: gieo 10/6- 20/6 với các giống lúa: ĐB5, ĐB6, Q5, KD18 ,HT1, LT2, AC5, IRi352, BM9820, PD2, Nhị ưu 838, Bacưu 64, Bacưu 903, HYT83, TH3-3, Việt lai 20…
•Mùa trung: gieo 15/6- 25/6 với các giống lúa: X21, Xi23, VN10, NX30, 17494, MT6, M6, P1, P6, TK 106…
•Mùa muộn: Gieo mạ 25/ - 5/ 6; cấy: 25/6 - 5/7 với các giống lúa: Nếp Hoa vàng, Dự, Mộc tuyền, Bao Thai, Tám thơm các loại.
b) Vùng đồng bằng ven biển Trung bộ
•Vụ đông xuân (vụ ba): Gieo mạ 25/10;cấy: 20/11- 5/12 với cỏc giống lỳa: Tộp lai, X21, Xi23, M6, CM1, BM9830…
•Vụ hè thu ( vụ Tám): Gieo mạ 25/4; cấy 10/5 trở đi, với các giống lúa: Xi23, 9830, P1, P6, 17494.
•Vụ mùa ( vụ mười): Gieo mạ 25/5- 10/6; cấy: 10/6- 30/6 với các giống lúa: Xi23, 9830, P1, P6, 17494.
c) Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Vụ đông xuân: Gieo đầu tháng 11 đến 25/11. Sử dụng các giống lúa OMCS 2000, OMCS21, TNĐB100, ML48, OM1706, OM1633, VND404, VND95- 19, MTL250, MTL392, MTL449, OM4498, OM4495, OM2395, OM2517, OM3405...
Vụ hè thu: Gieo đầu tháng 4 đến 25/4. Sử dụng các giống lúa OMCS 2000, OMCS21, TNĐB100, ML48, OM1706, OM1633, VND404, VND95- 19, MTL250, MTL392, MTL449, OM4498, OM4495, OM2395, OM2517, OM3405...
Vụ mùa: Gieo 5/5- 30/5. Sử dụng các giống lúa VND404, VND95-19, MTL250,MTL392, MTL449, OM4498, OM4495,OM2395, OM2517, OM3405, Khao105, Nàng thơm chợ đào 5, Nàng Hương 2...
Có thể bạn quan tâm

Để đạt năng suất cao cho lúa xuân, ngoài việc bón phân cân đối thì khâu nước tưới đóng góp một phần không nhỏ cho kết quả này.

Sự gia tăng cao của mật số rầy hại lúa ngoài việc gây cháy rầy, còn dẫn đến tình trạng lây nhiễm một số bệnh do vi rút

Bệnh do vi khuẩn gây hại trên lúa luôn là mối lo ngại của nông dân ĐBSCL, đặc biệt trong mùa mưa SX lúa hè thu và thu đông.

Cần chú ý phòng trừ các ổ rầy các loại, sâu đục thân, châu chấu và diệt chuột bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để hạn chế nguồn chuột gây hại khi lúa sang

Trong thực tế sản xuất lúa, bệnh lem lép hạt thường xuyên xảy ra trên đồng, và xảy ra trong tất cả các vụ lúa.