Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Khắc Phục Mạ Rét

Khắc Phục Mạ Rét
Ngày đăng: 29/08/2013

Vụ lúa chiêm xuân 2011- 2012 ở các tỉnh phía Bắc, thời tiết diễn biến xấu đã gây hại đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây mạ trà xuân sớm. Sau khi xuân về và nắng ấm trở lại vẫn còn nhiều ruộng phải chờ mạ.

Vụ chiêm xuân này, thời tiết đang diễn biến thất thường và phức tạp, thời vụ xuống giống đang cận kề, xin lưu ý bà con về triệu chứng bị hại của cây mạ và biện pháp khắc phục bằng vòm che ni lông trắng.

- Triệu chứng bị hại: Cây mạ ở dạng sống dở chết dở, ngắn nhoằn và bé xíu; không có thân (mạ không gan), không thể ra ngạnh trê. Phải qua hàng tuần nắng ấm, cây mạ mới hình thành thân, nên ảnh hưởng đến thời vụ cấy và sinh trưởng, phát triển sau này. Các xí nghiệp giống lúa của Cty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương làm vòm che bằng ni lông trắng, mạ bị hại rất ít.

- Biện pháp khắc phục: Ngoài các khâu kỹ thuật như làm đất, lượng phân đầu tư/sào và kỹ thuật bón, bà con nên làm luống rộng 1,2 m, luống được trang lầm xướng và có hình mui rùa để giống chống chịu được với giá rét và thoát nước tốt mỗi khi gặp mưa ở những ngày mới gieo.

Chuẩn bị vật liệu: Tre được chặt pha làm các kèo khung vòm và các thanh đè kèo, kèo có chiều dài 2,3 m để mỗi đầu còn cắm được xuống má luống khoảng 15-20 cm và to bằng ngón chân cái, dày khoảng 3 mm để uốn được cong; các thanh đè kèo vòm chỉ to bằng ngón tay trỏ và được đo theo chiều dài luống. Ni lông trắng loại mỏng trung bình và nên mua loại có khổ 1,2 m đã gập đôi sẵn, khi mở ra căng rộng thành khổ 2,4 m để mỗi đầu còn chèn được đất dọc luống.

Kỹ thuật cắm như sau: Khoảng 2,0 - 2,5 m thì có 1 kèo vòm, chạy suốt chiều dài luống có 3 thanh được buộc đè, thanh ở gữa gọi là chồng nóc, còn mỗi bên mái kèo vòm có 1 thanh. Sau khi xuống giống gặp rét đậm bất thường hoặc trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây mạ găp thời tiết diễn biến xấu kéo dài, bà con tiến hành cắm kèo vòm, buộc thanh đè, che phủ ni lông ở mái và 2 đầu vòm, đè nhẹ đất 2 bên mép luống. Khi trời nắng ấm trở lại bà con thu cuộn ni lông và các kèo vòm cùng thanh đè quản lý, dùng cho vụ sau.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Chuột Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Chuột

Muốn phòng trừ chuột có kết quả, không có một biện pháp đơn lẻ nào có thể giải quyết được, mà chúng ta phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách hợp lý trong Quy trình quản lý tổng hợp mới mong giải quyết được

19/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bảo Quản Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bảo Quản

Lúa mới thu hoạch thường có độ ẩm cao nên một số giống lúa có thể nảy mầm, men mốc và nấm dễ phát triển làm cho lúa bị hư hoặc kém phẩm chất. Thông thường độ ẩm của thóc khi mới thu hoạch là từ 20-27%. Để lúa không bị hư hỏng hoặc giảm phẩm chất thì trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn 20%, sau đó cần tiếp tục xử lý

20/01/2011
Kỹ Thuật Sạ Ngầm Lúa Trên Đất Phèn Kỹ Thuật Sạ Ngầm Lúa Trên Đất Phèn

Chỉ được phép ngâm ủ "búp" vừa nứt nanh trắng, có nghĩa là không để ra mầm ra rễ quá dài (sạ xuống dễ bị nổi). Kỹ thuật ngâm ủ là: Ngâm 24-36 giờ, ủ 36 giờ là đủ (cướp ngót), nhớ ủ ấm, đảo đều

20/01/2011
Bọ Trĩ Hại Lúa Bọ Trĩ Hại Lúa

Bọ trĩ gây hại ở khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới, lúa sạ bị hại nặng hơn lúa cây. Bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ non đều hút nhựa lá và hoa làm cây lúa sinh trưởng còi cọc, hoa lúa không thụ phấn được

26/07/2011
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Bệnh Hại Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Bệnh Hại

Bệnh cháy lá là do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trong cả 2 vụ ĐX và HT và ở tất cả các giai đoạn của cây lúa. Bệnh thường tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá và cổ gié.

19/01/2011
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.