Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Trồng Hoa Huệ Luân Canh Với Lúa

Trồng Hoa Huệ Luân Canh Với Lúa
Ngày đăng: 30/08/2013

Hoa huệ có thể trồng trên nhiều loại đất vì mục đích thương mại. Đặc biệt là cây hoa huệ có thể trồng dưới đất ruộng luân canh với lúa.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tỉnh như Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đã xuất hiện các mô hình trồng huệ trên đất ruộng luân canh với lúa cho hiệu quả cao. Đây là một mô hình vừa xóa độc canh lúa, vừa cải tạo đất. Mô hình này cho thu nhập cao hơn rất nhiều lần so với cây lúa.

Những hộ có diện tích đất canh tác ít, chuyển sang trồng hoa huệ thâm canh cho thu nhập và lợi nhuận cao, bình quân từ 12 - 15 triệu đồng/công. So với trồng 3 vụ lúa trong năm thì ít nhất có lãi gấp từ 3 đến 4 lần. Ở vùng nông thôn gần Hà Nội cũng vậy, do nhu cầu hoa tươi cho thị trường thành phố rất lớn nên tạo cơ hội cho nông dân trồng huệ có thu nhập cao hơn trồng lúa. Trung bình mỗi sào hoa huệ (360m2) cho thu hoạch 1 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, người trồng huệ cần nắm vững kỹ thuật chăm sóc, bón phân để đạt số bông cao, to và đẹp, có hương thơm đậm đà và bền lâu, trổ đúng dịp. Trồng hoa huệ dưới ruộng lúa cần chú ý ruộng phải có mương xung quanh dùng để tưới và tiêu nước khi có mưa lớn.

Tùy theo nhu cầu thời điểm thu hoạch mà nông dân sẽ bố trí thời vụ trồng. Vì huệ có thể cho thu hoạch hoa quanh năm. Sau khi trồng từ 3 – 3,5 tháng, huệ bắt đầu cho thu hoạch. Kinh nghiệm cho thấy huệ được chăm sóc bón phân tốt, thường ra hoa vào những đợt đầu rất rộ (nhiều bông) nên năng suất cao, bông dài và to.

Vì thế, để có năng suất giai đoạn này, cần chú ý việc chăm sóc và bón phân đúng kỹ thuật. Sau thu hoạch đợt đầu rộ, ruộng trồng huệ có thể để từ 2 – 3 ngày cắt một lần.

Từ đó, để có hoa huệ bán tết cho lợi nhuận cao, nhà vườn có thể điều chỉnh thời vụ trồng. Việc bón phân sau khi thu bông đợt đầu cần bón thúc khoảng 150kg phân DAP + 150kg urea cho 1ha. Duy trì tưới nước giữ ẩm liên tục cho cây và phòng trừ sâu bệnh để giảm số hoa bị hư hại.

Sau mỗi đợt thu hoạch từng khoảnh trong vườn, nhà vườn tiếp tục bón thúc với lượng tương đương 150kg phân DAP + 150kg urea cho 1ha để tiếp tục thu hoạch nhiều hoa đẹp.

Thời điểm thu hoạch hoa huệ nên tiến hành lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thu lúc trời nắng hoặc để lâu do thiếu nước, bông huệ sẽ bị nở ép mà nhà vườn gọi là hở yếm. Lúc này cần cắt phần gốc của nhánh hoa bị hở yếm và ngâm nước để bảo quản hoa trước khi đem bán.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Cỏ Dại Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Cỏ Dại

Cỏ dại làm giảm năng suất lúa và phẩm chất hạt gạo. Ðối tượng phòng trừ thường gặp là cỏ gạo (lồng vực), lác mỡ (cỏ cháo), cỏ đuôi phụng, cỏ xà bông, cỏ chác, cỏ năng, lác rận.

28/10/2013
MTL372 - Lúa Thơm Cưc Ngắn Ngày Và Chịu Bệnh MTL372 - Lúa Thơm Cưc Ngắn Ngày Và Chịu Bệnh

Trong chiến lược chọn lọc và phát triển các giống lúa cực ngắn ngày có chất lượng cao, đặc tính gạo thơm dẻo của giống là một trong những quan tâm hàng đầu của nhà khoa học, luôn đi kèm song song với chọn lọc năng suất và tính kháng sâu bệnh. Gạo phẩm chất ngon hiện nay là tiêu chí hàng đầu phục vụ cho thị trường trong nước và quốc tế.

28/10/2013
Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hại Lúa Như Thế Nào Cho Hiệu Quả Cao? Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hại Lúa Như Thế Nào Cho Hiệu Quả Cao?

Bệnh lem lép hạt lúa hiện nay trở nên phổ biến trên ở các vùng trồng lúa ở nước ta, có xu hướng gia tăng về diện tích lẫn mức độ tác hại; mùa vụ nào chân ruộng nào cũng có bệnh, chưa có giống lúa nào chống chịu được bệnh. Thế nào là lem lép hạt lúa

29/10/2013
Sâu Cắn Gié Hại Lúa Sâu Cắn Gié Hại Lúa

- Trứng sâu cắn gié hơi tròn, không có lông tơ phủ bên ngoài, bề mặt trứng có những vân khía hình mạng lưới, mắt vân có hình đa giác không đầu. Trứng xếp thành hàng hoặc chồng lên nhau thành ổ. Trứng mới đẻ có màu vàng sáng sau chuyển màu vàng đậm, khi sắp nở có màu tím than.

29/10/2013
Sâu Đục Thân Bướm 2 Chấm Sâu Đục Thân Bướm 2 Chấm

(Tên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker) Thuộc: Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera Đặc điểm hình thái:

29/10/2013