Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Cách Dùng Phân Bón NPK Văn Điển Cho Cây Lúa Tại Quảng Nam

Cách Dùng Phân Bón NPK Văn Điển Cho Cây Lúa Tại Quảng Nam
Ngày đăng: 28/08/2013

Lúa đã bón đủ liều lượng NPK Văn Điển theo hướng dẫn thì không phải bón thêm đạm và các loại phân khác.

Phân NPK 10.12.5 chuyên dùng bón lót cho lúa ngoài chất dinh dưỡng đa lượng như N=10%; P2O5=12%; K2O=5%, còn có chất trung lượng S= 3%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... với tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 69%. Phân NPK 16.5.17 chuyên dùng bón thúc cho lúa ngoài chất dinh dưỡng đa lượng N=16%; P2O5=5%; K2O=17%, còn có chất trung lượng S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co.. với tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60% 

Vụ lúa đông xuân 2011-2012 tại 7 HTX nông nghiệp với diện tích trên 60ha lúa tại Quảng Nam gồm: Điện Minh 1, Điện Minh 2 (huyện Điện Bàn); HTX Duy Thành, Duy Phước, Duy Hoà 2 (huyện Duy Xuyên); HTX An Phú, Phú Đông (huyện Núi Thành) được bón phân NPK Văn Điển nhận xét:

Cây lúa khoẻ, phát triển cân đối, đẻ nhánh gọn, đẻ tập trung, thân, lá cứng, bộ rễ phát triển mạnh ăn sâu, màu sắc lá xanh sáng, phiến lá dày, lá đòng vàng như lá gừng khi thu hoạch, ít sâu bệnh, trỗ bông đều, hạt mẩy, ít lép, vỏ hạt sáng, năng suất cao, giảm công bón phân, giảm thuốc trừ sâu tăng thu nhập cho người trồng lúa hơn hẳn các loại phân bón thông thường khác.

Sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển huyên dùng cho cây lúa của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển theo đúng chỉ dẫn là chìa khoá để nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo, là thực hiện có hiệu quả mục tiêu 3 giảm, 3 tang.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bảo Quản Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bảo Quản

Nhằm giúp bà con nông dân khắc phục những tình trạng như: nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, tự bốc nóng…của hạt thóc sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng của thóc không bị giảm, giữ được hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị thương phẩm cũng như đáp ứng yêu cầu sức khỏe cho người và vật nuôi, chúng tôi xin giới thiệu các kỹ thuật cơ bản để bảo quản lúa cho phù hợp với điều kiện của hộ gia đình mình.

28/10/2013
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Chuẩn Bị Đất Trồng Kỹ Thuật Trồng Lúa - Chuẩn Bị Đất Trồng

Đối với vụ Đông xuân: Dọn sạch cỏ. Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo. Đối với vụ Hè thu: Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm.

28/10/2013
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Chuột Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Chuột

Phối hợp nhiều biện pháp cùng 1 lúc: Thời vụ tập trung, vệ sinh đồng ruộng, đặt bẫy, đào hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang, dùng chó săn bắt.

28/10/2013
Ngâm Ủ Hạt Giống Ngâm Ủ Hạt Giống

Thực hiện tốt các khâu kỹ thuật ngâm ủ hạt giống sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao, loại bỏ được một số loại bệnh hại và kí sinh trên hạt Phơi lại hạt giống: Hạt giống cần phơi lại 6- 8 giờ trong nắng nhẹ (không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng). Phơi lại có tác dụng làm cho hạt hút nước nhanh, xúc tiến hoạt động của hệ thống men, tăng khả năng nảy mầm.

28/10/2013
Rầy Lưng Trắng Rầy Lưng Trắng

Tên khoa học: Sogatella furcifera Horvath) Thuộc Họ: Delphacidae Bộ: Homoptera Đặc điểm hình thái:

29/10/2013