Lúa Bị Bệnh Bạc Lá Và Đốm Sọc Vi Khuẩn
Trong điều kiện thời tiết từ nay đến cuối vụ sẽ có mưa nhiều, ẩm độ và nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi để bệnh bạc lá phát sinh phát triển dễ gây hại trên diện rộng. Nhằm giúp bà con nông dân chủ động phòng trừ có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra, chúng tôi xin giới thiệu bệnh bạc lá hại lúa và biện pháp phòng trừ.
Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas Oryzae theo gió, nước xâm nhiễm vào lá lúa theo thuỷ khổng, khí khổng và nhất là qua vết thương cơ giới trên lá lúa. Bệnh thường lây lan gây hại mạnh sau các trận mưa bão. Nguồn bệnh của vi khuẩn bạc lá thường là tồn tại trong đất, nước, hạt giống lúa và cỏ dại thuộc họ hoà thảo như cỏ lồng vực, cỏ gừng, lúa chét,... từ đó lây lan vào ruộng lúa.
Bệnh bạc lá vi khuẩn có thể phát sinh ngay từ ruộng mạ trên phiến lá, nhưng biểu hiện bệnh rõ nhất là ở lá lúa khi cây lúa đẻ nhánh và phát triển đến giai đoạn lúa trỗ bông - chắc xanh, đây là lúc bệnh gây hại mạnh nhất. Vết bệnh ban đầu có màu xanh đậm, đầu tiên xuất hiện ở đầu lá hoặc 2 bên mép lá sau đó lan dần vào phiến lá. Khi nắng lên vết bệnh héo đi, phiến lá bị khô trắng từng vệt từ đầu lá kéo dài dọc theo mép lá, rìa vết bệnh có hình lượn sóng. Khi bệnh nặng phiến lá bị khô trắng tới 60 - 70% diện tích hoặc toàn bộ.
Vào buổi sáng sớm hoặc trong điều kiện thời tiết ẩm ở trên vết bệnh thường xuất hiện các giọt dịch vi khuẩn màu trắng đục, khi khô đi có màu vàng hoặc nâu hình cầu li ti. Nếu bệnh bùng phát thành dịch, nhất là trong giai đoạn làm đòng đến trỗ bông thì cây lúa dễ bị nghẹn đòng, bông bạc, hạt lép nhiều và làm giảm năng suất tới 55 - 70%.
Với điều kiện nhiệt độ cao (25 - 300C) và ẩm độ cao (95 - 100%) bệnh thường phát triển mạnh và có nguy cơ lây lan thành dịch. Ở những chân ruộng hẩu, ruộng trũng, chua, bón nhiều đạm, mất cân đối hoặc các diện tích bón đạm muộn, bón lai rai,... cũng làm cho lúa bị bệnh bạc lá gây hại nặng.
Biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá hiệu quả là thường xuyên thăm đồng, theo dõi, phát hiện bệnh sớm; chăm sóc hợp lý để cây lúa sinh trưởng khỏe, bón phân cân đối, điều tiết nước phù hợp. Không bón quá nhiều đạm, bón đạm muộn và kéo dài; chú ý kết hợp giữa bón đạm với phân chuồng, lân, kali, tro bếp.
Khi phát hiện thấy triệu chứng bệnh cần giữ mực nước vừa phải từ 3 - 5 cm, dừng bón các loại phân hóa học, phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Sử dụng các loại thuốc hoá học để phun phòng trừ như: PN - Balacide 32 WP, Starner 20 WP, Kasumin 2 SL; TP – Zep 18 EC, Xanthomix 20 WP, Somec 2 SL, Sasa 25 WP, Sansai 20 WP... pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.
Có thể bạn quan tâm
Tại vùng Kim Sơn (Ninh Bình) có khoảng 10.000ha đồng ruộng bị xâm nhập mặn với độ 3-7 ‰, đặc biệt các vùng bị xâm nhập mặn do bão phá đê biển vào các năm trước, tại đây lúa thu hoạch rất thất thường, nhiều vụ mất trắng, hoặc cho năng suất rất thấp.
"Bốn đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là đúng thuốc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng lúc và đúng cách. Nguyên tắc này nhằm hạn chế những tác động tiêu cực và khai thác tốt nhất hiệu quả các loại thuốc nông dùng trong nông nghiệp.
Bắt bằng tay (ốc, trứng) để diệt hoặc dùng để nuôi cá, gia súc. Cũng có thể cắm cọc tre thu hồi trứng hoặc làm bẫy dẫn dụ ốc (lá khoai lang , đu đủ, xơ mít).
Dọn sạch cỏ hay lúa rày, lúa chét còn nhô lên khỏi mặt ruộng, cắt đứt mọi vật liệu để ốc có thể bám vào đẻ trứng là biện pháp tích cực. Ốc bươu vàng có sức đẻ rất lớn, ốc con rơi xuống càng nhiều thì thiệt hại càng lớn.
Cách làm này chẳng những diệt ốc bươu vàng mà diệt luôn các loài ốc khác phá hoại giống mới nảy mầm. Sau khi ốc bị dính phèn chua tuột nhớt trong thân không đi được và chết vài ngày thì tháo nước ra cho cạn để mầm lúa phát triển.