Quy Trình Quản Lý Cây Trồng Tổng Hợp (ICM) Trên Hệ Canh Tác Có Lúa

1.Thời vụ gieo trồng cho các giống lúa, ngô, đậu tương, lạc trên hệ canh tác
- Vụ lúa xuân: Các giống có thời gian sinh trưởng (TGST) như Q5 hoặc tương đương (118-125 ngày) thời vụ gieo thích hợp từ 5 đến trước 15/2. Vụ Mùa gieo bằng giàn công cụ từ 20-25/6 là phù hợp.
- Thời vụ gieo phù hợp cho các giống ngô có TGST ngắn hiện nay từ 25-9 đến trước 5-10 là phù hợp, cho năng suất cao, hiệu quả.
- Thời vụ gieo đậu tương đông từ 25/9-5/10 năng suất khá, thời vụ này là rất phù hợp để mở rộng diện tích đậu tương vụ Đông.
- Thời vụ cho vụ lạc xuân trên đất lúa là từ cuối tháng 1 đến trước 10/2 là thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, đảm bảo cho năng suất cao, ổn định.
2.Biện pháp gieo trồng
- Biện pháp gieo hàng bằng công cụ kéo tay với lúa tiết kiệm được công lao động, lượng giống gieo nên có mức lãi thuần cao hơn so với cấy tay truyền thống.
- Biện pháp gieo vãi cho đậu tương dễ làm, giảm được nhiều công lao động, là giải pháp phù hợp để mở rộng diện tích đậu tương đông trên đất lúa, góp phần cải tạo đất, tăng thu nhập/diện tích đất.
3.Mật độ và lượng phân bón
- Vụ Xuân, các giống lúa có TGST như Q5 mật độ gieo 45kg/ha trên nền phân 120 kg N/ha và 50 kg/ha trên nền phân 80-100 kg N/ha.
- Vụ Mùa các giống có TGST như Q5 nên gieo ở mật độ 45kg/ha trên nền 80-100kg N/ha (tỷ lệ N:P:K=1:1:0.8).
- Mật độ trồng phù hợp cho một số giống ngô hiện trồng phổ biến trong sản xuất (MX4; LVN4; DDK999…) từ 5.5-6.5 vạn cây/ha.
- Công thức phân bón phù hợp cho vụ ngô đông trên đất lúa vụ Mùa từ 140-160 kg N/ha, tỷ lệ N:P:K=1:1:0:6; Trên nền 8 tấn phân chuồng.
- Công thức phân bón cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế cho vụ đậu tương đông trên đất trồng lúa vụ Mùa là 3 kg đạm ure + 15 kg lân supe + 4 kg kaliclorua cho 1 sào (360m2).
- Mật độ trồng và công thức phân bón thích hợp, cho năng suất cao, hiệu quả với các giống lạc vụ Xuân (L23; DDN…) ở mật độ 40 cây/m2trên nền phân 40kg N/ha và mật độ 30 cây/m2 trên nền phân 50 kg N/ha, trên nền 8 tấn phân chuồng.
Có thể bạn quan tâm

Sử dụng giống lúa chất lượng, phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái là biện pháp hiệu quả, giúp nông dân hạn chế thiệt hại, góp phần ổn định thu nhập.

Giống lúa thuần DQ11 là giống cây trồng nông nghiệp mới và cho phép sản xuất đại trà ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực Bắc Trung Bộ.

Bên cạnh hai giống lúa DQ11, DQ12 được khách mời trong hội thảo chú ý, giống lúa CXT30 đã để lại ấn tượng.

Trung tâm Nghiên cứu Syngenta Nam Định vừa tổ chức buổi lễ ra mắt giống lúa lai 3 dòng SYN98 do Cty Syngenta nghiên cứu, lai tạo tại Việt Nam.

ND502 là giống cảm ôn, thuộc nhóm ngắn ngày, thời gian sinh trưởng vụ xuân là 133 ngày, vụ mùa từ 103-105 ngày, tương đương với giống Hương thơm số 1