Kỹ thuật nuôi cá măng - Đặc điểm sinh học - Phần 1
Kỹ thuật nuôi cá măng - Đặc điểm sinh học
Kỹ thuật nuôi cá măng - Đặc điểm sinh học - Phần 2
Kỹ thuật nuôi cá măng - Kỹ thuật nuôi cá măng - Phần 1
Kỹ thuật nuôi cá măng - Kỹ thuật nuôi cá măng - Phần 2
Cá măng là một trong những loài cá biển nuôi truyền thống rất quan trọng ở các nước Đông Nam Á...
Những bộ lưới này nên được thiết kế để chúng không cản trở việc bơi và đẻ trứng của cá măng. Bên cạnh đó, chúng cũng nên dễ dàng dọn rửa bằng tay. Tùy thuộc vào kích thước của ao hay bể, mất khoảng 1-3 giờ để thu gom được khoảng 90% số trứng.
Đúng như tên gọi của nó, cá măng không chỉ cung cấp lượng protein cho hàng triệu người dân khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương với giá cả phải chăng mà còn là nghề kiếm sống, kế sinh nhai cho vô số gia đình nuôi trồng thủy sản.
Bảo quản bằng cách xử lí để có thể để lâu như là ướp muối, xông khói, phơi khô. Những cách truyền thống vốn dĩ vẫn dùng để bảo quản cá măng là phơi khô, xông khói và lên men. Muốn phơi khô trước tiên phải tách cá làm 2 như hình con bướm sau đó ngâm vào nước muối trước khi đem phơi dưới nắng. thời gian phơi khô từ 10 giờ đến 32 giờ phụ thuộc vào kích thước của cá đạt để độ ẩm đạt 20%.
Các bè cá ở vùng ven biển thường thì kích thước sẽ nhỏ hơn (500-1.600m2). Phụ thuộc vào độ sâu và dòng nước thì mật độ thả cá giống dao động từ 6 đến 12 con trên 1 m2. Chế độ ăn đối với cá thương phẩm từ 3-4 lần mỗi ngày chứa 27-31% đạm bắt đầu từ lúc thả giống đến khi thu hoạch. Kích thước cá đến ngày thu hoạch đạt 250-275g trong vòng 4-5 tháng với tỉ lệ sống sót từ 80-90% và năng suất ngưỡng 1.5-5kg/m2.
Bè cá bao gồm 1 lưới hàng rào bao bên ngoài với 7 nút lưới và 1 lưới bao bên trong với mắt lưới nhỏ hơn (17 nút). Kích thước của bè cá dao động từ 1 ha đến tối đa là 50 ha(tối đa cho phép ở Vịnh Laguna. Ở những hồ nhiều sinh vật phù du thì cá măng chủ yếu ăn sinh vật phù du và các loại cỏ dưới đáy ao.
Nuôi cá măng thâm canh yêu cầu ao nuôi thương phẩm với diện tích nhỏ hơn (0,1-1 héc ta) nhưng sâu hơn (từ 1-2 mét), vốn đầu tư và vốn lưu động lớn cũng như trình độ kĩ thuật cao. Hình thức nuôi này cho thu từ 2 đến 3 vụ cá trên năm và sản lượng cá đạt 12 tấn trên ha nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro cao.
Cá măng được nuôi chung với tôm,cua đen, cá dià, cá mú, cá rô phi, rong biển, động vật thân mềm và nhiều loại cá khác hoặc lứa cá nhỏ hoặc lứa trung. Nhưng nuôi ghép cá măng với tôm hoặc cua là phổ biến và có lợi nhuận cao nhất.
Hệ thống này nhằm duy trì cân bằng giữa số lượng cá thể và nguồn thức ăn tự nhiên bằng cách thả định kì cá với nhiều kích cỡ và thu hoạch làm nhiều đợt.
Đặc trưng của phương pháp trên là sử dụng ao nhỏ hơn với kích thước từ 1 đến 5 héc ta, độ sâu tối thiểu 1 mét và gia tăng tỷ lệ cá giống từ 8000 con đến 12,000 con trong ao nuôi. Việc trao đổi nước thông qua mở rộng cửa, đào các mương nước và sử dụng các máy bơm.
Phương pháp này áp dụng cho ao sâu hơn (tối thiểu là 1 mét) đối với mật độ nuôi cá măng lớn hơn bằng cách sử dụng sinh vật phù du thay vì dùng tảo đáy làm thức ăn. Ao nước sâu hơn sẽ làm tăng lượng nước trên 1 đơn vị diện tích do đó có nhiều không gian cho cá cũng như nguồn thức ăn tự nhiên phát triển.
Các bước chuẩn bị ao nuôi căn bản trong việc kiểm soát dịch bệnh, bón phân và bón vôi được khuyến cáo là nên áp dụng trực tiếp vào hệ thống nuôi cá măng như trước đây.
Nuôi cá măng trong các đìa theo kiểu truyền thống được thiết kế theo kiểu 1 ao nhỏ nuôi cá bột và 1 ao nuôi lớn với diện tích dao động từ 1 đến 50 héc ta thậm chí lên đến 100 héc ta. Thường thì cá bột được nuôi trong vòng 1 đến 2 tháng trong ao nuôi ươm giống và những loại cá này sẽ được chuyển giao đến ao nuôi chờ đến mùa vụ thu hoạch. Công việc chuẩn bị ao nuôi bao gồm sấy khô, diệt các loại bệnh dịch sau đó là bón vôi và bón phân.