Trang chủ / Hải sản / Cá măng sửa

Sự Phát Triển Công Nghệ Sản Xuất Cá Măng

Sự Phát Triển Công Nghệ Sản Xuất Cá Măng
Ngày đăng: 17/01/2014

1. Tại sao là cá măng?

Cá măng là loài cá quan trọng chủ yếu được nuôi ở các vùng nước ngọt, nước lợ và khu vực ven biển tại Philipine. Công nghệ sản xuất cá măng đang dần được phát triển sao cho phù hợp với sự đa dạng trong văn hóa nuôi cá măng. Những công nghệ sản xuất này được thay đổi dựa trên vị trí, khí hậu, địa hình, biến động thủy triều, dòng chảy, độ sâu của nước, đất có sẵn, vật tư, vật liệu có sẵn cũng như khả năng tồn tại. Cá măng được đánh giá là 1 ngôi sao của ngành thủy sản nước Philipine vì những thuộc tính dưới đây:

a) Đúng như tên gọi của nó, cá măng không chỉ cung cấp lượng protein cho hàng triệu người dân khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương với giá cả phải chăng mà còn là nghề kiếm sống, kế sinh nhai cho vô số gia đình nuôi trồng thủy sản.

b) Động vật ăn cỏ: cá măng là sinh vật thấp trong chuỗi thức ăn. Chúng chủ yếu ăn thực vật và các mảnh vụn của cám gạo, cá tạp, công thức theo chế độ ăn có sẵn, v.v. khi thức ăn tự nhiên trở nên khan hiếm. chúng cũng có thể khai thác nguồn thức ăn từ bề mặt nước cho đến đáy ao nuôi.

• Chúng là những chiếc máy lọc thức ăn với chiếc mang cào để lọc lấy sinh vật phù du sống ở cột nước.

• Chúng cũng là loài ăn đáy có thể gặm các loài sinh vật đáy phức tạp, tảo sợi và các mảnh vụn ở đáy.

c) Euryhaline : chúng có thể chịu đựng và sống trong nồng độ mặn cao từ 0-100ppt nhưng phát triển tối ưu ở khoảng 0.5-40ppt. có nghĩa là cá măng có thể linh động nuôi trong phạm vi môi trường nước ngọt sang nước mặn.

d) Eurythermal: nhiệt độ chịu đựng dao động từ 10-400C với tốc độ tăng trưởng tốt nhất từ 25-300C

e) Cá măng không phải là loại động vật ăn cá vì vậy nó có thể phát triển ở mật độ cao cũng như nuôi kết hợp với các loài cá có vây khác và động vật giáp xác.

f) Cá măng có khả năng kháng các bệnh nghiêm trọng trong nuôi trồng thủy sản

g) Cá măng có thể bị còi cọc kém phát triển nếu sống trong môi trường thiếu thức ăn hoặc mật độ nuôi quá đông đúc nhưng sẽ lại phát triển nhanh nếu đáp ứng đầy đủ các nhu cầu.

h) Khả năng sinh sản và tuổi thọ cao: 1 con cá cái có thể đẻ từ 1-9 triệu trứng trong 1 mùa sinh sản ở điều kiện nuôi nhốt khoảng hơn 20 năm.

i) Nghề ấp trứng cá măng và công nghệ ấp trứng thực sự đã phát triển vì vậy đây là nguồn cung cấp an toàn đảm bảo cho nguồn giống.

j) 1 số sản phẩm từ cá măng rất được ưa chuộng như: cá măng đông lạnh, phi lê, rút xương, xông khói, đóng hộp và các loại sản phẩm khác. Tuy nhiên nó cũng có mặt tiêu cực khi quá nhiều xương nhỏ gắn vào phần thịt để gia tăng giá trị thương mại cũng được chấp nhận xuất khẩu ngày càng tăng sang các nước như Mỹ, khối nước EU và các nước khác.

2. Công nghệ phát triển

2.1 Sự khởi đầu sớm

Nuôi cá măng ở các ao nước ngọt ở các nước Đông Nam Á, tiêu biểu là Indonesia và Philipine đã được hình thành trước khi xuất hiện thực dân Châu Âu vào thế kỉ thứ 15. Tuy nhiên trong nhiều thế kỉ hoạt động nuôi và khai thác cá măng dưạ vào việc nuôi cá con tự nhiên kết hợp với mức độ lên xuống của thủy triều. Dĩ nhiên tại thời điểm đó, không có sự kiểm soát về mật độ thả giống cũng như các loài khác xâm nhập có thể là sinh vật cạnh tranh hay loài ăn thịt.  

Đến thời điểm tập trung lại và bán cá con hoặc bắt đầu thả giống thì mật độ thả quy định họ cũng không nắm chắc được. Trong một thời gian dài, nuôi cá măng hoàn toàn là sự nỗ lực của khu vực tư nhân. Thường thì phát triển công nghệ lúc đó chủ yếu dựa trên kinh nghiệm có sẵn và phần lớn là không có tư liệu tham khảo. Khu vực sản xuất cá măng truyền thống gồm các tỉnh miền trung Lu Dông, Pangasinan và Iloilo. Hầu hết những bản miêu tả về việc nuôi cá măng đều là bằng tiếng Anh từ những giai đoạn đầu khi bị Mỹ cai trị đến những ngày đầu giành độc lập (1946). Thật ra đây chỉ là bản miêu tả về quá trình tiến hành chứ không phải là kết quả từ những cuộc thí nghiệm.

2.2 Nuôi trồng trong ao nước lợ

Sau khi tổ chức chính thức của Cục Thủy sản được thành lập vào năm 1947, cơ quan này đã bắt tay vào công cuộc tiền nghiên cứu đối với việc nuôi cá măng nước lợ tại các trạm nghiên cứu ở Dagatdagatan, Navotas (1 phần của Manila bây giờ). Cục thủy sản đã tiến hành sớm hầu hết các công việc bón phân, sản xuất giống và thức ăn bổ sung. Vào cuối những năm 1970, Cục Nghề cá và Tài nguyên thủy sản(BFAR) cùng với 1 dự án của Quỹ phát triển quốc gia UNDP đã có thể lập nên kế hoạch sản xuất nhằm hướng dẫn cho bà con nông dân nuôi các măng nằm trong vùng khí hậu khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã lập ra 1 kế hoạch cho khí hậu nhóm I và III và 1 nhóm khác cho loại II và IV(BFAR-UNDP, 1981).

Theo quy định thì Cục Thủy sản được giữ lại 1 viện duy nhất để phục vụ nghiên cứu và phát triển thủy sản trong 1 khoảng thời gian. Vào giai đoạn Viện Công nghệ thủy sản Philipine (PIFT) được chuyển tên từ Cục Thủy sản sang trường Đại Học Philipine UP để trở thành trường nằm trong khối Đại Học Thủy Sản UP, thì công việc nghiên cứu và phát triển Thủy sản không còn độc quyền do Cục thực hiện nữa. Tuy nhiên trong suốt những năm đầu thành lập đó, hầu hết các nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản nước lợ đều được tiếp tục thực hiện ở trạm nghiên cứu Dagat-dagatan bởi vì cơ sở vật chất thí nghiệm để nuôi trồng thủy sản nước ngọt của trường ĐH bị hạn chế trong khuôn viên Diliman.

Điều này vẫn tiếp tục cho đến khi Trung tâm phát triển Thủy sản nước lợ (BAC) được thành lập vào đầu những năm 1970 bởi trường ĐH Thủy Sản ở Leganes, Iloilo.

Công việc nghiên cứu và phát triển thủy sản vẫn tập trung vào việc cải thiện năng suất ao nuôi bằng cách tìm hiểu vai trò của độ axit, chất hữu cơ và chất dinh dưỡng bao gồm sự phát triển của nguồn thức ăn tự nhiên trong ao. Tuy nhiên để có 1 cái nhìn tổng quan, sâu sắc về đặc điểm hóa học của ao nuôi đất chua thì phải đến khi ĐH Philipine và Trung tâm phát triển nuôi trồng thủy sản (UP-BAC) bắt tay cùng nghiên cứu vào cuối những năm 1970.

Với vấn đề được xác định là phản ứng của sắt sunfua trong ao mới đào khi tiếp xúc với nước và không khí thì 2 Trung tâm nghiên cứu UP-BAC đã phát triển hệ thống ao nuôi trung hòa với lượng axit-sunfat thông qua lặp lại các phương pháp sấy khô , ngâm nước và xả nước. Phương pháp này sử dụng các quá trình hóa học tự nhiên thay vì áp dụng một lượng lớn vôi mà chỉ cần tỷ lệ không chính xác thôi cũng đủ gây ra tình trạng axit sulfat. Tiến sĩ Saturnino Abesamis khi chuyển sang nghề nuôi cá đã phát triển 1 hệ thống nuôi các măng hoàn toàn mới vào năm 1954 và ông gọi đó là “hệ thống mô-đun”.

Với hệ thống mô-đun này sẽ đạt năng suất cao hơn bằng cách chia nhỏ những khu vực ao cá lớn thành những phần gồm 3 ao, mỗi ao trong 1 phần sẽ rộng gấp đôi so với trước đây(ví dụ: 1 ha, 2 ha, 4 ha). Đây là cách tối ưu hóa việc sử dụng không gian (có nghĩa là không cần dùng ao lớn khi cá còn nhỏ), tối ưu hóa sản xuất thức ăn tự nhiên, và làm gia tăng vụ thu hoạch.

Bước đổi mới tiếp theo ở ao nuôi nước lợ là hình thức bán thâm canh và hình thức nuôi thâm canh với đầy đủ hệ thống bơm, đẩy oxi và cung cấp thức ăn. Một lần nữa, bước đổi mới này lại được áp dụng từ khu vực tư nhân, cụ thể là những ngư dân nuôi tôm phải đối mặt với dịch bệnh vào giữa những năm 1990. Từ khi họ có máy móc và trang thiết bị cho hình thức nuôi thâm canh thì không ít hộ đã chuyển những ao nuôi tôm sang hình thức nuôi cá măng thâm canh và bán thâm canh.

Hình thức chuyển đổi này đặc biệt cũng diễn ra ở khu vực vịnh Negros Occidental nơi có khá nhiều trang trại nuôi tôm thâm canh. Hệ thống nuôi trồng này có khả năng cho năng suất đến 12 tấn/ha trong vòng 4-5 tháng. Trong khi công nghệ ngày càng khả thi thì sản xuất cá măng dưới hình thức thâm canh dường như quá tốn kém để cạnh tranh với hình thức sản xuất phạm vi rộng hay những ao nuôi theo kiểu truyền thống, sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên hay hình thức nuôi trong các lồng bè.

2.3 Nuôi cá trong ao nước ngọt

Đáng ghi nhận nỗ lực lớn vào giữa những năm 1970 khi Trung tâm nuôi trồng thủy sản nước ngọt của trường ĐH miền trung tỉnh Lu Dông phát triển nuôi cá măng ở các ao nước ngọt trong những ao nuôi ghép tôm nước ngọt, tôm càng xanh và cá rô phi. Tỉ lệ thả giống là 150 cá con trên 500 m2 (khối lượng trung bình 1,5g và tôm loại ½ kg) đã thụ trứng trong những ao đất. Chỉ có 36% số lượng cá măng sống sót sau 150 ngày nuôi với trọng lượng trung bình là 129,8g và 66% chết chỉ với 35g vì thiếu thức ăn.

Tỉ lệ sống sót thấp được cho là vì tính nhạy cảm của nuôi cá măng trong khi nuôi thử (FAC 1976). Tỉ lệ sống sót tốt hơn là khoảng 80,4%, 82,8% và 82,8% thu hoạch được là dựa trên các cuộc thử nghiệm với trọng lượng cá lớn hơn (27,25g đến 28,46g) nuôi ghép với cá rô phi đực. mặc dù kích thước lần đầu thả lớn nhưng sau 127 đến 135 ngày nuôi thì trọng lượng để thu hoạch của cá măng cũng chỉ dao động từ 85,08g đến 124,09g(FAC, 1977). Những nghiên cứu về cá măng nước ngọt đã không theo đuổi được mục đích thương mại khi chỉ mới hình thành các lồng bè ở Vịnh Laguna.

2.4 khu vực nuôi ở các lồng, bè

Một bước tiến mới đối với hình thức nuôi thương phẩm từ Cục Thủy sản rằng cá măng thích nghi với các bè, lồng nước ngọt hơn là ở những ao hồ nước lợ. Năm 1975, Flex đã tiến hành thử nghiệm nuôi trồng nhiều loại cá trong đó có cá măng trên những lồng, bè nổi dọc bờ biển Cardona ở Vịnh Laguna giữa năm 1965 đến 1967. Thí nghiệm này đề cập đến những vùng nước mở Vịnh Laguna đã được nhận xét rằng cá con được thả ở đây lớn gấp 2-3 lần chỉ sau 3 tháng là nặng gần 1 kg sau 8 tháng.

Kết quả đầy hứa hẹn của thí nghiệm này đã khuyến khích ông Dennis phát triển trang trại cá của mình ở đảo trong 1 vũng nước nông Cielito Lindo với sự hỗ trợ kĩ thuật từ Cục Thủy sản vào năm 1967. Tuy nhiên hoạt động quy mô thương mại này bắt đầu với 1 trang trại nuôi cá rộng 38 ha dưới sự quản lí của cơ quan quản lí Hồ Laguna (LLDA) ở Looc, Cardona năm 1970. Thành công trong kinh doanh của LLDA đặc biệt là những nỗ lực cố gắng của bà Medina Delmendo đã đầu tư một nguồn vốn lớn vào hoạt động mở rộng nuôi cá lồng, bè rồi sau này đã dần đến tình trạng quá tải, dư thừa và xảy ra tranh chấp với ngư dân địa phương.

Việc sử dụng các lồng bè ở khu vực nước lợ và vùng nước ven biển phát triển mạnh vào giữa những năm 1990. Trong khi Cục Thủy sản có những bước tiến đầu tiên và đã bị giới hạn trong những vùng vịnh nhỏ hẹp mà không có nổ lực tiên phong của con trai Tiến sĩ Abesamis- người đã phát triển hệ thống nuôi các măng theo hình thức mô-đun thì nền công nghiệp không thể phát triển đến mức như vậy. Ông Maximo Abesamis là người đầu tiên nhập lồng nuôi cá hình tròn khung bằng nhựa từ Na Uy vào Philipine (cùng loại lồng mà Na Uy dùng để nuôi cá Hồi). ông Abesamis đã có thể mô tả cách an toàn để neo đậu lồng trong vùng nước khá sâu xa bở (12-15m) ở vùng biển Pangasinan.

2.5 Chế biến cá măng

BFAR cũng đã bắt đầu phát triển nhằm đa dạng hóa các phương pháp chế biến cá măng để đáp ứng nhu cầu nhiều khách hàng hơn cũng như những khách hàng không thích loại cá nhiều xương nhỏ giữa xương cột sống. 2 loại sản phẩm được ưa chuộng nhất là cá măng xương mềm và loại không xương. Loại đầu tiên được thực hiện bằng cách dùng áp suất trong nấu ăn cho đến khi xương trở nên mềm. đối với loại thứ 2 thì phải qua quy trình loại bỏ xương. Những loại sản phẩm cá sau này cũng khá phổ biến và cũng đa dạng hơn như các sản phẩm xông khói, ướp nước, thịt bụng… Các sản phẩm qua quy trình lóc xương cũng mở rộng các loại sản phẩm khác như: cá viên, chả cá cuốn,…

2.6 Sản xuất cá giống

BFAR đã sớm nhận ra rằng nền công nghiệp sẽ không thể phát triển xa hơn khi mà còn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cá giống tự nhiên. Ngay từ năm 1968, Cục đã thành lập 1 dự án ương trứng ở Naujan, Mindoro để nhân giống cá măng so với các loài khác. Người ta chọn vị trí này bởi giá trị tiềm năng của lứa cá giống khi chúng nhập ra biển từ lúc còn trứng nước sau khi đạt đến kích cỡ cá trưởng thành ở Hồ Naujan. Dự án từ lúc đầu đã bị cản trở vì thiếu kinh phí. Nguyên nhân khác nữa là do không có 1 chiến lược tập trung. Sau 1 năm thử nghiệm nuôi cá phèn, tôm và sau đó là cá măng đã có báo cáo đầu tiên

Công việc quan trọng khi nuôi cá măng ở Philipine đã bắt đầu chỉ sau khi Bộ phát triển thủy sản Đông Nam Á được thành lập (SEAFDEC AQD). Với 1,7 triệu đô la Mỹ tiền trợ cấp từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển Quốc gia (IDRC) của Canada, SEAFDEC AQD đã trình bày rõ ràng phương pháp ngắn hạn và trung hạn để giải quyết vấn đề này. Kế hoạch ngắn hạn gồm việc dùng mẻ cá hỗn tạp (cá măng trưởng thành) và kích dục chúng để chúng đẻ trong điều kiện nuôi nhốt. Đối với kế hoạch trung và dài hạn, ao nuôi cá măng từ vùng nước lợ ở Leganes đã được chuyển giao và tiến hành nuôi ở các lồng hình tròn ở vùng biển của Igang, đảo Guimaras từ khi hình thành sinh vật đẻ trứng vùng ven biển. SEAFDEC đã tập hợp 1 nhóm các chuyên gia về quá trình sinh sản của cá từ các nước trên thế giới bao gồm Ca-na-đa, Ấn Độ, Nhật Bản và Đài Loan để hợp tác với các nhà khoa học, các kĩ sư của Philipine.

Nuôi kết hợp các loại cá đã chứng tỏ rằng đây là 1 kế hoạch sai lầm và không thể tiếp tục kiểu nuôi nhốt để chúng sinh sản. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu cá măng AQD đã có kinh nghiệm ít nhất là 4 năm trong việc giải quyết vấn đề của nuôi ấu trùng và sản xuất cá bột ngay cả khi nuôi nhốt vẫn phát triển bình thường trong lồng. Trước năm 1979, SEAFDEC đã hệ thống hóa 1 vài tài liệu kĩ thuật liên quan đến phát triển giống, đẻ trứng, nuôi ấu trùng cá măng.

Vào năm 1980, đã hình thành hình thức đẻ trứng tự nhiên ở các bè nuôi nổi ở Igang. Cùng năm đó, Đài Loan cũng có báo cáo lần đầu tiên về việc đẻ trứng ở các ao nuôi cá măng.

Kiến thức chứng minh rằng cá măng có thể động dục và đẻ trứng 1 cách tự nhiên trong điều kiện nuôi nhốt. Chương trình sinh sản cá măng quốc gia (NBBP) được thành lập bởi BFAR và SEAFDEC AQD năm 1981 cũng bắt nguồn từ nguyên nhân trên nhằm tạo nên 1 bước nhảy trong việc sản xuất hàng loạt cá măng giống và mô tả kĩ thuật cũng như khả năng thương mại. Vào năm 1986, 4 trên 12 vùng NBBP đã có báo cáo về sự trường thành và sinh sản tự nhiên của cá măng. Nhưng do vấn đề tài chính, không tạo được điều kiện cho các bộ phận cấu thành trứng nở đầy đủ, cùng lúc. Đa dạng trong khu vực nuôi, BFAR không thể duy trì nguồn thức ăn của cá măng thời kì giao phối.

Những cơn bão nhiệt đới đã cuốn trôi nhiều lồng nuôi quý giá. Dự án cũng phá sản vì thiên tai ngay cả khi người ta dùng trứng cá măng cho các bữa tiệc vào năm 1995. Trong 1 thời gian dài, chỉ có SEAFDEC AQD là đơn vị tiến hành nuôi ấp trứng các măng tại Philipine. Lí do hoạt động thương mại hóa ương trứng cá măng ở Philipine đã không hình thành mặc dù bước phát triển công nghệ là 1 yếu tố tốt cho nghiên cứu sau này. Thay vào đó, hoạt động thương mại hóa lại diễn ra lần đầu tiên ở Đài Loan và sau đó ở In-đô giữa những năm 1990. 1 cái nhìn tổng quát về công nghệ cơ bản cho thấy không có sự khác biệt cơ bản nào trong việc nuôi ấu trùng cá măng giữa Philipine, Đài Loan và In-đô. Có lẽ sự khác biệt ở đây là hoàn cảnh xã hội, khí hậu và mức độ ưa chuộng các sản phẩm cá măng ở khu vực sản xuất cá măng.

Sản phẩm cá bột nước lợ được thương mại hóa trong 1 khoảng thời gian dài ở Philipine. Điều lặp lại là khu vực tư nhân lại phát triển hơn các viện nghiện cứu. Thêm một động lực phát triển sản xuất cá măng nhỏ khi mở rộng nuôi cá trên các lồng, bè lại yêu cầu kích thước cá con lớn hơn so với cá bột.

Source: Milkfish Production and Processing Technologies in the Philippines

This project was funded by the Department of Agriculture - Bureau of Agricultural Research (BAR) and was made possible through the generous support and collaboration with the Southeast Asian Fisheries Development Center (SEAFDEC), the Bureau of Fisheries and Aquatic Resources (BFAR) and the University of the Philippines in the Visayas (UPV)

Tác giả: Wilfredo G. Yap, Antonio C. Villaluz, Ma. Gracia G. Soriano, and Mary Nia Santos


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Ghép Cá Măng Sữa Nuôi Ghép Cá Măng Sữa

Cá măng được nuôi chung với tôm,cua đen, cá dià, cá mú, cá rô phi, rong biển, động vật thân mềm và nhiều loại cá khác hoặc lứa cá nhỏ hoặc lứa trung. Nhưng nuôi ghép cá măng với tôm hoặc cua là phổ biến và có lợi nhuận cao nhất.

17/01/2014
Nuôi Thâm Canh Cá Măng Sữa Nuôi Thâm Canh Cá Măng Sữa

Nuôi cá măng thâm canh yêu cầu ao nuôi thương phẩm với diện tích nhỏ hơn (0,1-1 héc ta) nhưng sâu hơn (từ 1-2 mét), vốn đầu tư và vốn lưu động lớn cũng như trình độ kĩ thuật cao. Hình thức nuôi này cho thu từ 2 đến 3 vụ cá trên năm và sản lượng cá đạt 12 tấn trên ha nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro cao.

17/01/2014
Phát Triển Nuôi Lồng Bè Cá Măng Sữa Phát Triển Nuôi Lồng Bè Cá Măng Sữa

Bè cá bao gồm 1 lưới hàng rào bao bên ngoài với 7 nút lưới và 1 lưới bao bên trong với mắt lưới nhỏ hơn (17 nút). Kích thước của bè cá dao động từ 1 ha đến tối đa là 50 ha(tối đa cho phép ở Vịnh Laguna. Ở những hồ nhiều sinh vật phù du thì cá măng chủ yếu ăn sinh vật phù du và các loại cỏ dưới đáy ao.

17/01/2014
Các Bè Cá Nước Ngọt Và Ven Biển Các Bè Cá Nước Ngọt Và Ven Biển

Các bè cá ở vùng ven biển thường thì kích thước sẽ nhỏ hơn (500-1.600m2). Phụ thuộc vào độ sâu và dòng nước thì mật độ thả cá giống dao động từ 6 đến 12 con trên 1 m2. Chế độ ăn đối với cá thương phẩm từ 3-4 lần mỗi ngày chứa 27-31% đạm bắt đầu từ lúc thả giống đến khi thu hoạch. Kích thước cá đến ngày thu hoạch đạt 250-275g trong vòng 4-5 tháng với tỉ lệ sống sót từ 80-90% và năng suất ngưỡng 1.5-5kg/m2.

17/01/2014
Chế Biến Cá Măng Sữa Chế Biến Cá Măng Sữa

Bảo quản bằng cách xử lí để có thể để lâu như là ướp muối, xông khói, phơi khô. Những cách truyền thống vốn dĩ vẫn dùng để bảo quản cá măng là phơi khô, xông khói và lên men. Muốn phơi khô trước tiên phải tách cá làm 2 như hình con bướm sau đó ngâm vào nước muối trước khi đem phơi dưới nắng. thời gian phơi khô từ 10 giờ đến 32 giờ phụ thuộc vào kích thước của cá đạt để độ ẩm đạt 20%.

17/01/2014