Xuất Khẩu Mừng Và Lo
Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng trưởng khá nhờ thế mạnh về xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây… Tuy vậy, năm 2014 xuất khẩu của cả vùng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nỗi lo.
ĐBSCL được xem là vựa lúa, thủy sản, trái cây của cả nước nên hàng năm xuất khẩu nông, thủy sản vẫn là thế mạnh của vùng. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu vùng đạt khoảng 11.094 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ 2012. Trong các mặt hàng xuất khẩu thì gạo, tôm, cá tra, trái cây vẫn là chủ lực nhờ khai thế thế mạnh về vùng nguyên liệu trong khu vực.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các địa phương đều cố gắng hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2013. Ông Trần Minh Toại - Giám đốc sở Công thương TP. Cần Thơ - cho biết, mục tiêu xuất khẩu 1,5 tỷ USD của TP. Cần Thơ trong năm 2013 đã gần hoàn thành với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Gạo, thủy sản…
Tại An Giang, ngoài gạo, thủy sản, các mặt hàng khác như rau quả đông lạnh, may mặc, bột, dầu cá… cũng có mức tăng trưởng khá. Theo bà Mai Ánh Tuyết- Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang, toàn tỉnh có 16 doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu gạo, năng lực xuất khẩu khoảng 250 - 300 ngàn tấn/năm, xuất khẩu khoảng 600 ngàn tấn gạo/năm..; 17 DN xuất khẩu thủy sản với năng lực 40 ngàn tấn/năm với trên 30 sản phẩm giá trị gia tăng và cá phi lê chiếm số lượng lớn. Hiện nay, các DN không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Năm 2013 vùng ĐBSCL trúng mùa, trúng giá tôm, góp phần kéo kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, tỉnh Cà Mau dự báo có tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản khoảng 1 tỷ USD, tôm chiếm đến 95% tổng giá trị.
Vẫn còn nhiều nỗi lo
Năm 2013 xuất khẩu gạo chính ngạch giảm gần 1 triệu tấn nhưng lượng lúa gạo ở ĐBSCL vẫn không tồn đọng nhiều do xuất khẩu tiểu ngạch. Nếu năm 2012, gạo xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc chỉ khoảng 400 ngàn tấn thì năm 2013 đã tăng lên gấp 3,5 lần với khoảng 1,4 triệu tấn.
Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là đối với DN Việt Nam khi không cần hóa đơn, chứng từ. Bên cạnh đó, thương lái Trung Quốc ít quan tâm tới chất lượng nên ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất lúa gạo đặc biệt ở ĐBSCL. Có một thực tế, khi thương lái đẩy mạnh mua loại lúa phẩm chất thấp thì ngay lập tức nông dân chuyển qua trồng, bất chấp rủi ro. Ở một số địa phương, lúa phẩm chất thấp chiếm hơn 50% diện tích.
Dự báo năm 2014, không chỉ xuất khẩu gạo mà ngay cả cá tra, tôm sẽ gặp khó. Trong đó, con cá tra sau thời gian dài lận đận nay đã tăng giá trở lại, một số DN xuất khẩu có lãi nhưng tình hình nông dân treo ao vẫn tiếp tục tái diễn do liên tục thua lỗ.
Theo các chuyên gia, ngay cả tôm thẻ chân trắng, tôm sú thắng lớn trong năm 2013 nhưng đến năm 2014 chưa biết tình hình sẽ ra sao. Bởi các nước như Thái Lan, Trung Quốc năm vừa qua bị dịch bệnh tràn lan sẽ nhanh chóng được phục hồi nên giá tôm sẽ không còn ở mức cao và chế biến xuất khẩu tôm sẽ tiếp tục gặp khó. Ngoài ra, do giá tôm tăng cao người nuôi ào ạt thả nuôi vụ mới bất chấp dịch bệnh thì tình hình thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu thêm trầm trọng hơn.
Dự báo năm 2014, không chỉ xuất khẩu gạo mà ngay cả cá tra, tôm sẽ gặp khó. Trong đó, con cá tra sau thời gian dài lận đận nay đã tăng giá trở lại, một số DN xuất khẩu có lãi nhưng tình hình nông dân treo ao vẫn tiếp tục tái diễn do liên tục thua lỗ.
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) diện tích trồng khoai lang năm nay khoảng 2.000ha, thấp hơn so với diện tích sản xuất năm 2012. Do thời gian qua, nguồn cung khoai tím quá nhiều, dẫn đến tình trạng khoai ứ đọng, giá giảm nghiêm trọng.
Trong những ngày qua, hàng trăm nhà vườn ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) than trời vì giá chôm chôm rẻ như bèo, chưa đến 4 ngàn đồng/kg. Người dân đang rất lao đao vì không tìm được đầu ra cho mặt hàng này.
Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Việt Nam khẳng định, cả cơ quan ông cũng như CITES tại Trung Quốc chưa cấp bất cứ giấy phép nào để có thể giao dịch thương mại cá tầm giữa 2 nước.
Nhằm đa dạng hóa các loại vật nuôi, năm 2012, Trạm Khuyến nông huyện Krông Pa (Gia Lai) triển khai mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm hộ gia đình tại thị trấn Phú Túc. Mô hình được triển khai tại 3 hộ gia đình, với tổng kinh phí gần 292 triệu đồng, trong đó Nhà nước đầu tư 170 triệu đồng, vốn nông dân đối ứng gần 122 triệu đồng.
Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi cả nước, sáng 28/5, tại Cao Bằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi và định hướng, giải pháp phát triển chăn nuôi giai đoạn 2013 - 2015 các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.