Người Chăn Nuôi Chủ Động Ứng Phó Với Dịch Bệnh
Trước tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn ra tại nhiều địa phương gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi, cùng với nhiều giải pháp từ ngành chức năng, nhiều chủ trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung tại Bình Dương rất tự tin để ứng phó với dịch bệnh.
Hiện tại dịch cúm gia cầm đang lan nhanh trên cả nước. Riêng tại Bình Dương đã xuất hiện các ổ dịch tại Tân Uyên và TX.Thuận An nhưng chỉ xảy ra tại các hộ chăn nuôi gia đình nhỏ, lẻ với điều kiện chăm sóc đàn vật nuôi kém và ý thức về phòng chống dịch bệnh chưa cao.
Điều này không lạ bởi thực tế, kinh nghiệm qua các đợt dịch cho thấy dịch cúm gia cầm xuất hiện và gây ra thiệt hại nặng nề cho các hộ chăn nuôi gà gia đình hoặc các trại chăn nuôi trại hở nhỏ, còn các trại chăn nuôi gà lạnh với quy mô lớn thường an toàn trước dịch bệnh.
Như vậy, là địa phương có ngành chăn nuôi gia cầm với số lượng lớn nhưng đến hiện tại, tình hình dịch có xảy ra nhưng không đáng kể nhờ vào phương pháp chăn nuôi mới mà nhiều trang trại tại Bình Dương áp dụng theo hướng phát triển chăn nuôi bền vững.
Với Bình Dương, trong thời gian qua chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung là chủ yếu; trong đó có chăn nuôi gia cầm tập trung trại lạnh với quy mô lớn được khuyến khích phát triển. Do đáp ứng tốt các điều kiện về vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh và mức lợi nhuận cao nên phương pháp này được xem khá an toàn nhất hiện nay.
Tự tin để vượt qua dịch bệnh, ông Phạm Xuân Tường, chủ trại gà lạnh tại xã Tam Lập, huyện Phú Giáo cho biết, các trang trại chăn nuôi kiểu này cách ly tốt với dân cư, kiểm soát tốt người ra vào trại và có môi trường chăn nuôi an toàn nên tình hình dịch bệnh luôn được kiểm soát tốt.
Chính nhờ phương pháp chăn nuôi như vậy, mà trong nhiều năm qua trại gà của ông Tường chưa bao giờ bị chết vì dịch bệnh, vì vậy mà nguồn thu của ông luôn được bảo đảm và đạt hiệu quả cao.
Cũng theo ông Tường, chăn nuôi gà lạnh với quy mô lớn đòi hỏi phải tập trung vốn đầu tư lớn và cần có trình độ chăn nuôi nhất định, hơn nữa chăn nuôi tập trung trại lạnh đòi hỏi người chăn nuôi phải chăn nuôi có kế hoạch, khoa học để bảo đảm sức khỏe đàn vật nuôi.
Có giải pháp an toàn trong mùa dịch, nhiều người chăn nuôi gà trại lạnh cho biết, bảo đảm được sức khỏe cho đàn gia cầm vượt qua được dịch bệnh, sau đó chính là cơ hội cho người chăn nuôi trại lạnh cải thiện thu nhập.
Ông Tống Văn Hướng, chủ trại gà lạnh tại xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng cho biết, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều trang trại chăn nuôi gà rất e dè trong việc nhập gà giống vào trại nhưng tại trang trại của mình tôi vẫn nhập gà giống vào bình thường vì nếu không, lượng thực phẩm cung ứng cho thị trường trong thời gian tới sẽ bị thiếu hụt.
Việc đầu tư nuôi gà trại lạnh ngoài mức đầu tư lớn đòi hỏi người nuôi phải có quyết tâm, vì vậy khi đã bắt tay vào nuôi cần tuân thủ theo kế hoạch đặt ra. Theo ông Hướng, trước đây ông cũng đã từng nuôi gà trại hở và đã thất bại vì dịch bệnh. Từ sự thất bại này ông đã quyết tâm chuyển qua nuôi gà trại lạnh.
Hiện tại, ông đã có 6 trại gà lạnh với khoảng 90.000 con gà. Ông Hướng cho rằng, kinh nghiệm chăn nuôi qua các đợt dịch bệnh cho thấy, thường sau mỗi đợt dịch bệnh thị trường thịt gia cầm lại ổn định về giá. Vì vậy, với cơ sở chăn nuôi khép kín, an toàn với dịch bệnh nên ông rất tự tin nhập giống về để đón đầu giá bán gia cầm trong thời gian tới.
Tuy có những cơ sở để tự tin với phương pháp chăn nuôi hiện đại có khả năng phòng ngừa tốt trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh gia cầm, thế nhưng người chăn nuôi gà tập trung trại lạnh Bình Dương không nên chủ quan.
Để giải pháp phòng ngừa đạt hiệu quả tối ưu, bên cạnh phương pháp chăn nuôi trại lạnh cũng cần thường xuyên theo dõi diễn biến của dịch bệnh, đồng thời các chủ trang trại chăn nuôi kiểu này cần tập trung tăng sức đề kháng cho đàn gia cầm của mình cũng như chủ động triển khai các biện pháp phòng trừ dịch bệnh khác theo hướng dẫn từ ngành chức năng.
Có thể bạn quan tâm
Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) tỉnh Trà Vinh vừa chuyển giao 6.850 con vịt giống (01 ngày tuổi, giống vịt Triết Giang) cho 18 hộ nông dân trên địa bàn huyện Càng Long và Cầu Kè thực hiện mô hình trình diễn chăn nuôi vịt đẻ hướng trứng áp dụng phương pháp an toàn sinh học.
Năm 2009, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thí điểm 11 khu chăn nuôi tập trung (CNTT) và năm 2010, bổ sung 26 khu tại các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Lập Thạch... Thế nhưng, đến nay toàn tỉnh chỉ còn 4 khu hoạt động, song cũng rất èo uột, gây lãng phí đất đai, tiền của.
Nói đến ông Lê Văn Tường ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ai cũng biết đến vì ông là một trong ít người theo đuổi mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng thành công.
Hơn 1 tháng nay, hàng chục hộ dân ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), sau khi cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp làm ếch nhảy rộ đàn và chết hàng loạt. Đến nay, Công ty thức ăn vẫn chưa có động thái gì đối với các hộ dân trong việc hỗ trợ thiệt hại, khiến nhiều hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.
Hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do người hứa sẽ bao tiêu sản phẩm đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề