Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Mừng Và Lo

Xuất Khẩu Mừng Và Lo
Publish date: Sunday. February 9th, 2014

Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng trưởng khá nhờ thế mạnh về xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây… Tuy vậy, năm 2014 xuất khẩu của cả vùng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nỗi lo.

ĐBSCL được xem là vựa lúa, thủy sản, trái cây của cả nước nên hàng năm xuất khẩu nông, thủy sản vẫn là thế mạnh của vùng. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu vùng đạt khoảng 11.094 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ 2012. Trong các mặt hàng xuất khẩu thì gạo, tôm, cá tra, trái cây vẫn là chủ lực nhờ khai thế thế mạnh về vùng nguyên liệu trong khu vực.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các địa phương đều cố gắng hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2013. Ông Trần Minh Toại - Giám đốc sở Công thương TP. Cần Thơ - cho biết, mục tiêu xuất khẩu 1,5 tỷ USD của TP. Cần Thơ trong năm 2013 đã gần hoàn thành với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Gạo, thủy sản…

Tại An Giang, ngoài gạo, thủy sản, các mặt hàng khác như rau quả đông lạnh, may mặc, bột, dầu cá… cũng có mức tăng trưởng khá. Theo bà Mai Ánh Tuyết- Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang, toàn tỉnh có 16 doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu gạo, năng lực xuất khẩu khoảng 250 - 300 ngàn tấn/năm, xuất khẩu khoảng 600 ngàn tấn gạo/năm..; 17 DN xuất khẩu thủy sản với năng lực 40 ngàn tấn/năm với trên 30 sản phẩm giá trị gia tăng và cá phi lê chiếm số lượng lớn. Hiện nay, các DN không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Năm 2013 vùng ĐBSCL trúng mùa, trúng giá tôm, góp phần kéo kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, tỉnh Cà Mau dự báo có tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản khoảng 1 tỷ USD, tôm chiếm đến 95% tổng giá trị.

Vẫn còn nhiều nỗi lo

Năm 2013 xuất khẩu gạo chính ngạch giảm gần 1 triệu tấn nhưng lượng lúa gạo ở ĐBSCL vẫn không tồn đọng nhiều do xuất khẩu tiểu ngạch. Nếu năm 2012, gạo xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc chỉ khoảng 400 ngàn tấn thì năm 2013 đã tăng lên gấp 3,5 lần với khoảng 1,4 triệu tấn.

Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là đối với DN Việt Nam khi không cần hóa đơn, chứng từ. Bên cạnh đó, thương lái Trung Quốc ít quan tâm tới chất lượng nên ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất lúa gạo đặc biệt ở ĐBSCL. Có một thực tế, khi thương lái đẩy mạnh mua loại lúa phẩm chất thấp thì ngay lập tức nông dân chuyển qua trồng, bất chấp rủi ro. Ở một số địa phương, lúa phẩm chất thấp chiếm hơn 50% diện tích.

Dự báo năm 2014, không chỉ xuất khẩu gạo mà ngay cả cá tra, tôm sẽ gặp khó. Trong đó, con cá tra sau thời gian dài lận đận nay đã tăng giá trở lại, một số DN xuất khẩu có lãi nhưng tình hình nông dân treo ao vẫn tiếp tục tái diễn do liên tục thua lỗ.

Theo các chuyên gia, ngay cả tôm thẻ chân trắng, tôm sú thắng lớn trong năm 2013 nhưng đến năm 2014 chưa biết tình hình sẽ ra sao. Bởi các nước như Thái Lan, Trung Quốc năm vừa qua bị dịch bệnh tràn lan sẽ nhanh chóng được phục hồi nên giá tôm sẽ không còn ở mức cao và chế biến xuất khẩu tôm sẽ tiếp tục gặp khó. Ngoài ra, do giá tôm tăng cao người nuôi ào ạt thả nuôi vụ mới bất chấp dịch bệnh thì tình hình thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu thêm trầm trọng hơn.

Dự báo năm 2014, không chỉ xuất khẩu gạo mà ngay cả cá tra, tôm sẽ gặp khó. Trong đó, con cá tra sau thời gian dài lận đận nay đã tăng giá trở lại, một số DN xuất khẩu có lãi nhưng tình hình nông dân treo ao vẫn tiếp tục tái diễn do liên tục thua lỗ.


Related news

Ấm No Nhờ Biển Ấm No Nhờ Biển

Niềm vui ánh lên trên khuôn mặt mọi người khi từng đoàn ghe no cá cặp bến sau chuyến đi biển dài ngày. Những chuyến đi biển cuối năm mang về vị ngọt của biển khơi, đem lại sắc xuân ấm nồng, hạnh phúc của những làng cá. Cửa biển Cái Đôi Vàm mới hơn, vui hơn và cũng nhộn nhịp hơn với cuộc sống đầy đủ hơn nhờ biển.

Monday. June 24th, 2013
Vận Hội Mới Cho Nhà Nông Vận Hội Mới Cho Nhà Nông

Chủ đề đang được nông dân quan tâm hiện nay là việc Chính phủ ban hành mức hỗ trợ kinh phí cho nông dân chuyên canh lúa. Những người làm chủ ruộng được ví như “hai lúa” ngày xưa nay đã có tư duy và tầm nhìn mới, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật và giống lúa chất lượng cao vào sản xuất.

Monday. June 24th, 2013
Rắn Hổ Hèo – Đối Tượng Nuôi Mới Của Nhà Nông Rắn Hổ Hèo – Đối Tượng Nuôi Mới Của Nhà Nông

Sau khi đi tham quan mô hình nuôi rắn của một người quen ở tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau), nhận thấy loài rắn hổ hèo (miền Đông gọi là long thừa) rất dễ nuôi. Do đặc tính lành, không độc nên ông quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy rất khả quan.

Tuesday. June 25th, 2013
Xây Dựng Thương Hiệu Chè Sạch Hà Nội Xây Dựng Thương Hiệu Chè Sạch Hà Nội

Từ lâu, cây chè đã được các xã miền núi của Hà Nội chọn làm cây trồng chủ lực. Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu, phần lớn là các giống chè cũ… nên hiệu quả kinh tế thấp.

Tuesday. June 25th, 2013
Khó Xác Định Mức Độ Thiệt Hại Do Sử Dụng Giống Bắp NK-67 Khó Xác Định Mức Độ Thiệt Hại Do Sử Dụng Giống Bắp NK-67

Nông dân các huyện trong tỉnh Đồng Nai khốn đốn khi sử dụng giống bắp NK-67 - lai đơn F1 có nguồn gốc từ Indonesia do Công ty Syngenta nhập khẩu và phân phối, có hiện tượng cây phát triển không đều, gây mất năng suất. Riêng tại xã Cẩm Đường (huyện Long Thành), nông dân cũng đang rất lo lắng vì đã lỡ sử dụng hàng trăm kg giống bắp NK-67 gieo trồng cho vụ hè - thu này.

Tuesday. June 25th, 2013