Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hệ Lụy Đã Được Báo Trước!

Hệ Lụy Đã Được Báo Trước!
Ngày đăng: 17/03/2014

Câu chuyện nông dân ồ ạt trồng một loại cây nào đó đang được giá không mới đối với vùng Tây Nguyên, mà điều đáng nói là dẫu hệ lụy đã được báo trước nhưng nhiều nông dân vẫn bất chấp rủi ro.

Bằng chứng gần đây nhất là mới bắt đầu mùa khô năm 2013-2014, nhưng đã có hàng trăm héc-ta lúa vụ đông xuân ngoài vùng quy hoạch ở các địa phương trong tỉnh Đắk Lắk đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nước và nguy cơ bị mất trắng. Để cứu lúa, không ít nông dân đầu tư cả chục triệu đồng đào giếng, mua máy bơm, lắp đặt ống nước khắp các cánh đồng; thậm chí nhiều người còn che lán trại, đùm túm cả gia đình ăn, ở ngoài đồng để bơm nước chống hạn. Chi phí mỗi đợt tưới cho một sào lúa mất vài trăm nghìn đồng.

Một lão nông ở xã Krông Buk (huyện Krông Pak) nhẩm tính, nếu cộng tất cả các chi phí như: giống, phân, nước tưới, công chăm sóc, công thu hoạch thì chỉ… vừa đủ lấy công làm lời! Những năm thời tiết “đỏng đảnh” thì mất trắng, nhưng nếu bỏ đất trống thì tiếc! Gần đây nhất, hàng trăm người trồng mía ở hai vùng nguyên liệu trọng điểm của tỉnh “đứng ngồi không yên” do sức mua chậm.

Nhiều ruộng mía quá thời kỳ thu hoạch trổ cờ trắng xóa một vùng; xót xa hơn là nhiều diện tích mía chặt đã gần chục ngày vẫn chưa được xếp lịch nhập cho nhà máy. Nhìn tài sản sau một năm làm lụng vất vả bị hao hụt ngay trên đồng ruộng nhưng người trồng mía…đành lực bất tòng tâm. Ngoài nguyên nhân giá đường giảm, đáng lo ngại là tình trạng diện tích trồng mía tăng mạnh, kéo theo sản lượng mía tăng vượt năng lực chế biến của các nhà máy nên việc tiêu thụ càng thêm khó khăn.

Điều đáng nói là, hiện nay các doanh nghiệp chế biến không đầu tư trực tiếp cho nông dân mà đầu tư qua khâu trung gian nên việc sản xuất, chế biến mía chưa có sự phối hợp đồng bộ, gây nên những biến động khôn lường về thị trường.

Vụ đông xuân 2013-2014, huyện Krông Bông trồng hơn 110 ha dưa hấu, tăng hơn 40 ha so với năm trước, tuy nhiên đầu ra cho loại cây trồng này thì không ai bảo đảm.

Không riêng cây lúa, cây mía, hiện nhiều loại cây trồng đã vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. Điều này không chỉ phá vỡ quy hoạch mà còn gây ra nhiều hệ lụy như mạnh ai nấy làm, tư duy sản xuất lạc hậu, thấy có lợi là chạy theo phong trào mà không cần biết sẽ bán đi đâu, giá cả thế nào. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch, một số địa phương không có sự kiểm tra, kiểm soát, không có đánh giá, khuyến cáo thường xuyên… nên dẫn đến tình trạng nông sản ế ẩm, ngành chức năng mới biết.

Việc giá các loại nông sản giữ ổn định ở mức cao là điều đáng mừng, nhờ đó nhiều nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, việc người dân đổ xô vào trồng tiêu, mía, lúa…nằm ngoài dự báo của ngành nông nghiệp và dẫn đến nhiều hệ lụy cũng đã được cảnh báo. Điệp khúc “trồng-chặt, chặt-trồng” vẫn là bài học chưa muộn đối với tất cả bà con nông dân và ngành chức năng...


Có thể bạn quan tâm

Theo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Theo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Tính đến nay, tổng diện tích mía tại khu vực phía Đông tỉnh đạt 24.000 ha, tăng gấp 10 lần so với thời điểm sau cuộc khủng hoảng mía đường năm 1999-2000, mía trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của các địa phương trong khu vực. Những năm qua, Nhà máy Đường An Khê trở thành đơn vị đầu tư, thu mua phần lớn nguyên liệu mía khu vực phía Đông.

29/09/2014
Hương Trà (Thừa Thiên Huế) Gấp Rút Thu Hoạch Thủy Sản Tránh Lũ Hương Trà (Thừa Thiên Huế) Gấp Rút Thu Hoạch Thủy Sản Tránh Lũ

Năm nay, Hương Trà (Thừa Thiên Huế) thả nuôi 306 ha thuỷ sản các loại như: cá kình, tôm sú, tôm rảo, cua…, tập trung chủ yếu ở 2 xã Hải Dương và Hương Phong.

29/09/2014
Hội Thảo Đầu Bờ Về Hội Thảo Đầu Bờ Về "Nuôi Tôm Theo Hướng VietGAP"

Sáng 27/9, tại UBND xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, Tiểu Ban quản lý Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (gọi tắt là CRSD) Khánh Hòa đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả nuôi tôm an toàn sinh học theo hướng VietGAP trên 4 ao nuôi tôm tại xã Ninh Phú.

29/09/2014
EU Ngưng Nhập Sản Phẩm Sò Điệp, Sò Lông Nỗi Lo Ứ Hàng EU Ngưng Nhập Sản Phẩm Sò Điệp, Sò Lông Nỗi Lo Ứ Hàng

Cồi điệp, sò lông chưa được xử lý nhiệt đúng yêu cầu cùng với sản phẩm có chứa độc tố Lipophilic là 2 lý do Liên minh châu Âu (EU) mới khuyến nghị Việt Nam ngưng xuất các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống ngư dân Bình Thuận…

29/09/2014
Các Loài Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô, Sông Gâm Các Loài Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô, Sông Gâm

Bao đời nay, cư dân sống hai bên sông được hưởng lợi từ nguồn nước, giao thông và thủy sản từ dòng sông mang lại. Dọc theo các con sông đã hình thành các làng vạn chài, cuộc sống mưu sinh đánh bắt cá gắn chặt vào sông từ bao đời nay.

29/09/2014