Xây biệt thự bò sữa tại Hà Nam

Tỉnh Hà Nam hiện có trên 1.300 con bò sữa và dự kiến phát triển lên 20.000 con trong thời gian tới theo mô hình nhóm hộ gia đình hay HTX kiểu mới với quy mô khoảng 50 con/đàn. Tỉnh Hà Nam xác định việc nuôi bò sữa là dành cho các gia đình khá giả, những hộ không có điều kiện sẽ tham gia trồng cỏ cung cấp cho bò sữa.
Vùng chăn nuôi bò sữa của Hà Nam được quy hoạch riêng biệt thành những khu “biệt thự” dọc sông Hồng và sông Châu Giang theo hướng chuyên nghiệp.
Mới đây, NutiFood đã động thổ xây nhà máy sữa lớn nhất miền Bắc tại Hà Nam và cùng Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ký kết thỏa thuận hỗ trợ phát triển đàn bò sữa của tỉnh. Trong 2 ngày 13 và 14-4, NutiFood đã tổ chức đưa đoàn cán bộ của tỉnh Hà Nam tham quan trang trại bò của Hoàng Anh Gia Lai tại tỉnh Gia Lai và Campuchia để học tập kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm

Thu hoạch xong gần 1ha quýt cách nay 3 ngày, ông Nguyễn Văn Nhu, ở ấp 3, xã Long Trị, cho biết: “Quýt trồng hơn 2 năm là có thể cho thu hoạch, năng suất đạt từ 2,5 - 3 tấn/công (cây 3 năm tuổi), còn 4 - 5 tấn/công (cây 4 - 5 năm tuổi). Mặc dù giá có giảm, nhưng sau khi trừ chi phí, mỗi công quýt cũng đem lại lợi nhuận từ 35 - 40 triệu đồng”.

Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…

Men theo con đường nối TP Cần Thơ đến TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, rẽ vào ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, chúng tôi bắt gặp ngôi nhà tường ba gian khang trang nằm nép mình dưới những tán cây xanh. Đó là cơ ngơi của ông Đinh Văn Phương, còn gọi Sáu Phương (60 tuổi), một lão nông trồng xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng.

Theo ông Lê Vĩnh Bình - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, trong việc triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với các loại cây đặc sản các địa phương cần phải tính đến điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của từng vùng khác nhau để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và bền vững với giá trị gia tăng. Xét trên điều kiện tự nhiên ấy, Giồng Trôm và Chợ Lách đang có những bước đi đúng hướng, phù hợp với lợi thế của địa phương.

Dù chỉ mới qua hơn 3/4 chặng đường của năm 2014 nhưng căn cứ những số liệu phát triển kinh tế, xã hội kết hợp với dự báo khả năng đạt các chỉ tiêu đến cuối năm, Tân Phú Đông hoàn toàn có thể tin tưởng về bức tranh kinh tế, xã hội khả quan của năm nay.