Người trẻ hóa vườn xoài
Từ năm 2007, ông Lởi biết đến kỹ thuật này nhờ một người bạn là kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn. Sau 2 năm thử nghiệm, ông quyết định ghép cải tạo 1 hécta xoài bưởi sang xoài giống Thái, hiện đang cho lợi nhuận từ 400 - 500 triệu đồng/vụ thu hoạch. Năm 2012, ông tiếp tục ghép xoài cát Hòa Lộc vào 30 gốc xoài ba mùa mưa già cỗi.
Chỉ sau 2 năm, những cây xoài này đã bói quả và cho thu khoảng 1,5 tấn xoài. Theo ông Lởi, so với trồng mới, xoài ghép có nhiều ưu điểm, như: rút ngắn thời gian cho thu hoạch, giảm chi phí đầu tư, gốc cây khỏe nên cho trái to, chất lượng ngon... Các giống xoài Thái, xoài cát Hòa Lộc dùng để ghép đều được ông trồng và tuyển chọn tại vườn. Nhờ chất lượng ngon nên vườn xoài của ông luôn đắt hàng, thương lái thường đến tận vườn mua với giá cao.
Hơn 20 năm gắn bó với cây xoài, ông tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm hay, nhất là kỹ thuật ghép cải tạo vườn xoài. Nhưng ông không giấu những bí quyết này để làm giàu cho riêng bản thân mình mà sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn cho bà con nông dân quan tâm tìm đến. Ông luôn mong muốn mô hình ghép cải tạo vườn xoài này tiếp tục được nhân rộng để Đồng Nai xây dựng được thương hiệu về trái xoài chất lượng cao, đáp ứng tốt thị trường xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất mới phù hợp, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.
Ông Phạm Thành Chung - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn cho hay, trong năm 2014, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã xây dựng một số mô hình hỗ trợ người dân nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ góp phần cải thiện kinh tế.
Du nhập, sử dụng những loại cây, con có giá trị kinh tế là việc cần thiết. Nhưng như thế không có nghĩa chúng được ưu tiên, bỏ qua giai đoạn khảo kiểm nghiệm, bởi không phải cây, con nào di thực về Quảng Ngãi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau khi có điện lưới quốc gia, người dân Lý Sơn vui mừng khôn xiết. Với các chủ tàu cá thì niềm vui ấy được nhân đôi, vì giờ đây trên đảo đã có cơ sở sửa chữa tàu thuyền, họ không còn phải tốn chi phí, thời gian đưa tàu vào đất liền để sửa chữa một khi bị hư hỏng.
Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TƯ, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), Chương trình hành động số 72-CTHĐ/ TU, ngày 31/12/2008 của Tỉnh ủy (khóa XV) Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 của Chính phủ, trong những năm qua, tình hình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được một số kết quả bước đầu rất quan trọng.