Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Ca Cao Đạt Tiêu Chuẩn UTZ Certified

Bến Tre có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng ca cao. Tuy nhiên, diện tích trồng còn nhỏ lẻ, người dân sản xuất theo lối cũ, quy trình kỹ thuật canh tác chưa đồng bộ, vì vậy năng suất đạt chưa cao.
Để thay đổi tập quán của người dân; đồng thời nâng cao chất lượng hạt ca cao, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh chủ trì thực hiện Dự án “Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn UTZ Certified cho sản phẩm ca cao trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh nghiệm thu.
Mục tiêu của Dự án là xây dựng, vận hành và chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn UTZ Certified một cách ổn định cho sản phẩm ca cao trên diện tích 30-50ha. Khi ca cao được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng UTZ Certified thì giá hạt sẽ cao hơn, thu nhập của người dân trồng ca cao nâng lên.
Nhóm tác giả đã thực hiện một số nội dung như: khảo sát hiện trạng và kỹ thuật canh tác; xây dựng quy trình canh tác ca cao xen trong vườn dừa; xây dựng, vận hành và chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn UTZ Certified một cách ổn định cho sản phẩm ca cao trên địa bàn tỉnh, trước hết là huyện Châu Thành; duy trì hoạt động của hệ thống cho đến khi được tái chứng nhận hệ thống.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát hiện trạng canh tác của 90 hộ trồng ca cao và phân tích mẫu đất trồng ca cao xen trong vườn dừa, nhận thấy đất có khuynh hướng bạc màu, đất có hàm lượng CEC (khả năng trao đổi cation) thấp - là nguyên nhân làm cho hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số, lân tổng số trong đất thấp hơn ngưỡng khuyến cáo. Từ kết quả trên, nhóm thực hiện đã xây dựng quy trình thử nghiệm theo 5 nghiệm thức khác nhau.
Nhóm thực hiện khuyến cáo nông dân nên bón phân kết hợp lượng phân vô cơ cân đối và bón thêm phân hữu cơ để cải thiện dần độ phì nhiêu của đất. Nhóm cũng đã xây dựng một hệ thống gồm các câu lạc bộ nông dân trồng ca cao thuộc 3 xã: An Khánh, Quới Sơn, Phú Đức (Châu Thành) và một doanh nghiệp ca cao đạt chứng nhận UTZ Certified.
Nông dân tham gia dự án sẽ được hướng dẫn thực hành UTZ Certified cho cây ca cao; thực hành nông nghiệp tốt (quản lý dịch bệnh tổng hợp, thu hái và chế biến sau thu hoạch, an toàn lao động…). Công ty TNHH một thành viên Thành Hưng Thịnh phối hợp thực hiện xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn UTZ Certified.
Kết quả, nhóm thực hiện đã xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng UTZ Certified tái chứng nhận đến năm thứ 2, với tổng số 150 hộ, diện tích 90,32ha, vượt mục tiêu ban đầu. Công ty TNHH một thành viên Thành Hưng Thịnh là đơn vị sở hữu giấy chứng nhận UTZ Certified kèm theo phụ lục là tên của các hộ tham gia sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ Certified.
Dự án được Hội đồng đánh giá cao và nghiệm thu loại khá.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với nghề khai thác cá ngừ, nghề nuôi cá ngừ đại dương đang có chiều hướng phát triển mạnh ở các nước trên thế giới và đang trở thành một nghề sản xuất được nhiều nước quan tâm, trong đó có Việt Nam. Nghề nuôi cá ngừ đại dương ở Việt Nam tuy có nhiều triển vọng nhưng cũng phải đối diện với nhiều khó khăn.

Được sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ, Trạm Khuyến nông TP. Yên Bái đã triển khai thực hiện dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi giống thỏ Newzealand

Vụ ĐX 2011-2012, Cty CP Giống cây trồng TƯ liên kết với HTXNN- Kinh doanh tổng hợp Đại Quang SX thử 15 ha giống lúa OM 6976 tại cánh đồng thôn Đông Lâm và Hoà Thạch, xã Đại Quang (Đại Lộc, Quảng Nam).

Những ngôi nhà rách nát đã được thay thế bằng nhà vững chãi; sự đói nghèo dần được thay thế bằng màu xanh no ấm, màu xanh của rừng, của những nương lúa...

Vườn cà phê thử nghiệm “ba trong một” của hộ nông dân Nguyễn Xuân Bách tại xã Lộc Tân (Bảo Lâm - Lâm Đồng) cho kết quả khả quan. Thay vì trồng thuần một loại giống cà phê như lâu nay, mô hình 3 lớp cây giống cà phê – giống chín sớm (đúng vụ), giống cho thu hoạch hơi muộn và đặc biệt là giống cho thu hoạch muộn (gần như là trái vụ).