Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Lúa Hè Thu Bội Thu

Để Lúa Hè Thu Bội Thu
Ngày đăng: 25/04/2014

Thông thường các nhà khoa học thường khuyến cáo áp dụng công thức phân bón cho vụ hè thu là: (80 – 90) N – (50 – 60) P2O5 – (30 - 40) K2O.

Tuy nhiên, lượng phân bón còn tùy thuộc loại phân và các điều kiện đất đai, thời tiết, sinh trưởng, mùa vụ, giống lúa, màu sắc lá lúa, tình hình sâu bệnh...

Để bón phân có hiệu quả cao, nông dân nên hiểu rõ vai trò của phân bón, đặc biệt là các yếu tố đa lượng. Cụ thể N (phân đạm) giúp cây tăng trưởng, đẻ nhánh, ra lá, tăng chiều cao... N cần trong suốt thời kỳ sinh trưởng cây lúa. Còn P (phân lân) giúp cây đẻ nhánh khỏe, ra rễ, thúc đẩy phân hóa đòng.

P cây lúa cần nhiều ở giai đoạn đầu. Riêng K (kali) tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ ngã, chống chịu thời tiết khắc nghiệt, tăng tích lũy chất khô và chất lượng lúa gạo.

Bà con cũng cần nắm vững loại phân bón, tỷ lệ nguyên chất của các thành phần dưỡng chất có trong một bao phân. Ví dụ phân đơn như urê tỷ lệ thông thường là 46%, tức 2 bao phân (100kg) chứa 46kg N nguyên chất. Phân lân Văn Điển/Ninh Bình, tỷ lệ 15 -17%, tức 100kg phân chứa 15 - 17kg P nguyên chất….

Còn phân hỗn hợp như NPK 16-16-8, tức trong 100kg phân chứa 16kg N, 16kg P2O5 và 8kg K2O… Từ đó nông dân có thể dựa vào công thức khuyến cáo để mua lượng phân thương phẩm mà bón, hoặc biết quy đổi tỷ lệ thích hợp khi áp dụng phân hỗn hợp bón cho lúa.

Ngoài ra, cũng cần áp dụng bảng so màu lá lúa giai đoạn lúa 21 NSS để không bón thừa đạm vừa tốn tiền, vừa dễ bị sâu bệnh, lúa đổ ngã giảm năng suất. Không nên bón đạm nhiều lần sẽ tăng chồi vô hiệu, không bón lúc trời mưa hoặc ruộng khô nứt, không bón đạm khi lúa bị bệnh.

Có thể áp dụng máy bón phân vừa phun phân bón dạng lỏng hoặc dạng hạt trải đều trên ruộng rất tiện lợi, và không độc hại, nặng nhọc so với bón phân bằng tay.


Có thể bạn quan tâm

Ngừa Sóc Cắn Phá Ca Cao Bằng Những Biện Pháp Đơn Giản Ở Bến Tre Ngừa Sóc Cắn Phá Ca Cao Bằng Những Biện Pháp Đơn Giản Ở Bến Tre

Nhiều năm gần đây, tình trạng sóc cắn phá trái cacao gây thiệt hại nặng nề cho hàng ngàn hộ nông dân trồng loại cây này trên khắp các địa phương trong tỉnh Bến Tre, đặc biệt là huyện Châu Thành. Tuy nhiên, việc ngăn chặn, hạn chế sự phá hoại của loại gặm nhấm này vẫn còn không ít khó khăn. Nguyên nhân chính là không có phương thức nào thật sự hữu hiệu, trong khi những cách truyền thống như đặt bẫy, đánh bã, xua đuổi rất kém hiệu quả.

01/06/2012
Nuôi Chim Yến Kết Hợp Du Lịch Sinh Thái Ở Hồ Chí Minh Nuôi Chim Yến Kết Hợp Du Lịch Sinh Thái Ở Hồ Chí Minh

UBND TP.HCM vừa chấp thuận cho Công ty cổ phần Cửu Long Phi đầu tư xây dựng thí điểm trang trại nuôi chim yến tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ trong thời gian 3 năm.

02/06/2012
Mưa Diện Rộng, Giải Hạn Đồng Ruộng Ở Miền Trung Mưa Diện Rộng, Giải Hạn Đồng Ruộng Ở Miền Trung

Từ cuối giờ chiều 31-5, trên hầu hết các địa bàn miền Trung (từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi) đã xảy ra mưa rải rác. Tại các vùng núi Quảng Nam đến Quảng Trị đã xảy ra mưa vừa đến mưa to. Mưa xảy ra trên diện rộng góp phần giải hạn miền Trung, nhất là bổ sung nguồn nước cho sản xuất vụ hè - thu.

02/06/2012
Mô Hình Nuôi Cua Đồng Mô Hình Nuôi Cua Đồng

Dự án khuyến nông đồng bằng sông Cửu Long do Trường đại học Cần Thơ làm chủ dự án đã triển khai thực hiện nhiều mô hình chăn nuôi ở xã nông thôn mới Mỹ Thọ huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Trước đây là mô hình chăn nuôi heo nái hướng nạc, kế đến là mô hình nuôi vịt siêu thịt và đến nay là mô hình nuôi cua đồng.

02/06/2012
Làm Giàu Từ Nuôi Dế Và Lợn Rừng Làm Giàu Từ Nuôi Dế Và Lợn Rừng

Đầu năm 2006 anh Đào Bá Hoà ở thôn Ngọc Trì, xã Bình Định (Lương Tài, Bắc Ninh) khăn gói vào Củ Chi (TP HCM) học nghề nuôi dế và lợn rừng lai. Nửa năm sau anh đưa đàn dế giống về nuôi thử, đến nay đã phát triển được 200 chậu dế

12/03/2012