Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Ca Cao Đạt Tiêu Chuẩn UTZ Certified

Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Ca Cao Đạt Tiêu Chuẩn UTZ Certified
Publish date: Saturday. November 30th, 2013

Bến Tre có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng ca cao. Tuy nhiên, diện tích trồng còn nhỏ lẻ, người dân sản xuất theo lối cũ, quy trình kỹ thuật canh tác chưa đồng bộ, vì vậy năng suất đạt chưa cao.

Để thay đổi tập quán của người dân; đồng thời nâng cao chất lượng hạt ca cao, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh chủ trì thực hiện Dự án “Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn UTZ Certified cho sản phẩm ca cao trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh nghiệm thu.

Mục tiêu của Dự án là xây dựng, vận hành và chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn UTZ Certified một cách ổn định cho sản phẩm ca cao trên diện tích 30-50ha. Khi ca cao được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng UTZ Certified thì giá hạt sẽ cao hơn, thu nhập của người dân trồng ca cao nâng lên.

Nhóm tác giả đã thực hiện một số nội dung như: khảo sát hiện trạng và kỹ thuật canh tác; xây dựng quy trình canh tác ca cao xen trong vườn dừa; xây dựng, vận hành và chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn UTZ Certified một cách ổn định cho sản phẩm ca cao trên địa bàn tỉnh, trước hết là huyện Châu Thành; duy trì hoạt động của hệ thống cho đến khi được tái chứng nhận hệ thống.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát hiện trạng canh tác của 90 hộ trồng ca cao và phân tích mẫu đất trồng ca cao xen trong vườn dừa, nhận thấy đất có khuynh hướng bạc màu, đất có hàm lượng CEC (khả năng trao đổi cation) thấp - là nguyên nhân làm cho hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số, lân tổng số trong đất thấp hơn ngưỡng khuyến cáo. Từ kết quả trên, nhóm thực hiện đã xây dựng quy trình thử nghiệm theo 5 nghiệm thức khác nhau.

Nhóm thực hiện khuyến cáo nông dân nên bón phân kết hợp lượng phân vô cơ cân đối và bón thêm phân hữu cơ để cải thiện dần độ phì nhiêu của đất. Nhóm cũng đã xây dựng một hệ thống gồm các câu lạc bộ nông dân trồng ca cao thuộc 3 xã: An Khánh, Quới Sơn, Phú Đức (Châu Thành) và một doanh nghiệp ca cao đạt chứng nhận UTZ Certified.

Nông dân tham gia dự án sẽ được hướng dẫn thực hành UTZ Certified cho cây ca cao; thực hành nông nghiệp tốt (quản lý dịch bệnh tổng hợp, thu hái và chế biến sau thu hoạch, an toàn lao động…). Công ty TNHH một thành viên Thành Hưng Thịnh phối hợp thực hiện xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn UTZ Certified.

Kết quả, nhóm thực hiện đã xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng UTZ Certified tái chứng nhận đến năm thứ 2, với tổng số 150 hộ, diện tích 90,32ha, vượt mục tiêu ban đầu. Công ty TNHH một thành viên Thành Hưng Thịnh là đơn vị sở hữu giấy chứng nhận UTZ Certified kèm theo phụ lục là tên của các hộ tham gia sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ Certified.

Dự án được Hội đồng đánh giá cao và nghiệm thu loại khá.


Related news

Tăng cường quản lý tôm giống Tăng cường quản lý tôm giống

Hiện toàn tỉnh Cà Mau có 876 cơ sở sản xuất giống và 223 cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản phục vụ nhu cầu giống cho người nuôi, trong đó có 4 hợp tác xã (HTX) và 25 doanh nghiệp. Hằng năm, các cơ sở này đáp ứng khoảng 40% nhu cầu, còn lại phải nhập tỉnh khoảng 60%. Theo đó, có trên 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống nhập vào Cà Mau.

Thursday. September 3rd, 2015
Hiệu quả từ mô hình chuỗi liên kết cá tra Hiệu quả từ mô hình chuỗi liên kết cá tra

Ông Võ Minh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) cho biết, triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP, đối với lĩnh vực cá tra, NHNN đã phê duyệt cho 02 doanh nghiệp là Công ty TNHH Hùng Cá và Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An thực hiện 02 dự án liên kết sản xuất và xuất khẩu cá tra được tham gia chương trình. Việc thí điểm cho vay theo mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và xuất khẩu cá tra đã mang lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ.

Thursday. September 3rd, 2015
Mô hình trình diễn đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản Mô hình trình diễn đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản

Nhằm mục tiêu cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam, tăng cường năng lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc quản lý bền vững các nguồn lợi, thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt trong NTTS bền vững; và thực hiện các quy trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành khai thác thủy sản ven bờ. Mô hình trình diễn đa dạng hóa của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD), nhằm đa dạng các đối tượng nuôi trồng thủy sản để người nuôi có thể chọn lựa sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Thursday. September 3rd, 2015
Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế

Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thursday. September 3rd, 2015
Triển khai gói cước Đồng hành cùng ngư dân bám biển Triển khai gói cước Đồng hành cùng ngư dân bám biển

Sáng 30/8, hơn 60 cán bộ, nhân viên VNPT Phú Yên diễu hành trên các tuyến phố ở TP Tuy Hòa, huyện Tây Hòa để tuyên truyền triển khai gói cước Zone 500 đồng hành cùng ngư dân bám biển. Chương trình này VNPT Phú Yên sẽ lần lượt tổ chức đi diễu hành tuyên truyền tại các địa phương còn lại

Thursday. September 3rd, 2015