Khó Quản Lý Sản Xuất, Kinh Doanh Phân Bón
Sáng qua (24.4), Sở NNPTNT Hà Nội đã tổ chức buổi hội thảo bàn về vấn đề “Tăng cường công tác quản lý sử dụng giống cây trồng, phân bón trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Bà Nguyễn Thị Thoa – Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết: “Trên địa bàn thành phố hiện có 119 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón, trong đó chỉ có 1 doanh nghiệp có quy mô lớn là Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển mới đủ năng lực sản xuất phân bón, còn lại là 14 doanh nghiệp chuyên nhập khẩu phân bón, số doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lại quá lạc hậu…”.
Theo đánh giá, hàng năm các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng ra thị trường hàng vạn tấn phân bón các loại, đáp ứng cơ bản đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của thành phố.
Song, điều đáng nói là hiện nay trên Hà Nội là địa bàn trung tâm nên nhiều doanh nghiệp chỉ lập văn phòng, trụ sở giao dịch, thực chất phân bón sản xuất từ những tỉnh khác đưa về. Hơn nữa, do những quy định về công tác quản lý sản xuất phân bón hiện nay có nhiều bất cập, chồng chèo.
Sở NNPTNT Hà Nội cũng cho biết, tính đến cuối năm 2013, đã có rất nhiều doanh nghiệp đang vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn. Cụ thể, trong 119 doanh nghiệp, thì chỉ có 55 doanh nghiệp có đăng ký hoạt động trên địa bàn, có thông tin liên hệ rõ ràng, số còn lại trừ 7 doanh nghiệp đã phá sản, có đến 57 doanh nghiệp mập mờ về địa điểm sản xuất, kinh doanh, không có địa chỉ liên hệ cụ thể.
Về vấn đề xử lý các doanh nghiệp vi phạm, Sở NNPTNT đã có kế hoạch hàng năm công tác thanh, kiểm tra vẫn được triển khai thường xuyên. Chẳng hạn như trong năm 2012, Sở đã xử lý 12 đơn vị, cá nhân với số tiền lên đến trên 30 triệu đồng, năm 2013 đã xử lý 23 trường hợp thu gần 80 triệu đồng…
Có thể bạn quan tâm
Hành đang là cây trồng mũi nhọn của huyện đảo Lý Sơn, chỉ đứng sau cây tỏi. Mỗi năm riêng cây hành và cây tỏi đóng góp đến 20% GDP của huyện. Thế nhưng, với hiệu quả kinh tế như hiện nay, người dân đảo đang phân vân không biết có nên chọn cây trồng khác thay thế hay không.
Ngày 24-11, Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 10-2014, Việt Nam có hai mặt hàng vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.
Với giá này thì người trồng cỏ chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/m2. Mặt khác, người trồng cỏ nhung chưa có đầu ra ổn định, dù sản phẩm cỏ được bán ra nhiều tỉnh, thành hay xuất khẩu nước ngoài nhưng phải thông qua nhiều trung gian nên nông dân bị ép giá.
Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, trung bình hàng năm lực lượng QLTT phát hiện, xử lý khoảng 300 vụ vi phạm, xử phạt hành chính hàng tỷ đồng. Nhưng đến nay, buôn lậu phân bón giả vẫn tràn lan và ngày càng phức tạp. Các vụ vi phạm chủ yếu vẫn là sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, nhái nhãn mác… tập trung nhiều các tỉnh như An Giang, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Nai, Lâm Đồng.
Những ngày qua, người trồng chanh ở các tỉnh ĐBSCL “ăn ngủ không yên” vì giá chanh tươi tuột dốc thê thảm. Theo ghi nhận, giá chanh tươi loại 1 ở Long An và Bến Tre chỉ còn 7.000-10.000 đồng/kg, riêng chanh “dạt” chỉ còn hơn 2.000-4.000 đồng/kg.