Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Luân Canh Lúa Ngô Đem Lại Thu Nhập Cao Hơn

Luân Canh Lúa Ngô Đem Lại Thu Nhập Cao Hơn
Ngày đăng: 25/04/2014

Thay vì trồng 3 vụ lúa/năm, ở một số nơi bà con đã áp dụng giải pháp luân canh lúa- ngô, nhờ thế mỗi ha trồng ngô có thể cho thu 40 triệu đồng/ha.

Trồng ngô lãi 40 triệu đồng/ha

Gặp anh Nguyễn Trung Thành tại cánh đồng rộng 1,5ha với những trái ngô vàng chắc nịch đang vào mùa thu hoạch tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi cảm nhận được niềm vui hiện rõ trên gương mặt anh khi vụ này chắc sẽ đem về thu nhập kha khá.

Anh Thành cho biết, trên diện tích này trước đây vốn canh tác 3 vụ lúa/năm, nhưng vào vụ đông xuân thường cho năng suất không cao do thời tiết khô hạn, nắng nóng khiến cây lúa không phát triển được. Bên cạnh đó, các loại sâu bệnh như rầy nâu, khô vằn, đạo ôn… hầu như năm nào cũng xuất hiện khiến năng suất và chất lượng lúa gạo giảm sút.

Được sự hỗ trợ của Phòng Nông nghiệp huyện Xuân Lộc và cán bộ kỹ thuật của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, từ mấy năm trở lại đây gia đình anh đã mạnh dạn chuyển đổi trồng lúa vụ 3 sang trồng ngô bằng giống ngô lai cao sản NK67.

Nhờ làm tốt công tác chọn giống, áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật trong canh tác nên năm nào vụ ngô luân canh lúa của gia đình anh Thành cũng cho năng suất rất cao. Với trung bình mỗi ha thu hoạch được từ 9-10 tấn, sau khi trừ chi phí mức lời đạt được là hơn 32 triệu đồng/ha. Mùa khô năm nay, với toàn bộ diện tích 1,5ha ngô cao sản, anh Thành ước tính năng suất vụ này sẽ đạt trên 12 tấn/ha, chắc chắn lợi nhuận thu về không dưới 40 triệu đồng/ha.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đồng Nai, hiện toàn tỉnh có 1.724ha đất trồng lúa vụ 3, trong đó phần lớn đang được chuyển đổi sang trồng ngô.

Nhờ việc canh tác các loại bắp cao sản và thường xuyên áp dụng khoa học kỹ thuật vào khâu chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, năng suất và chất lượng ngô trồng luân canh ngày càng cao, thu hút ngày càng nhiều hộ nông dân chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng luân canh lúa-ngô.

Xây dựng những cánh đồng ngô mẫu

Việc luân canh lúa-ngô không chỉ giải quyết tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô mà còn giúp cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh, giúp giảm công lao động, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Số liệu thống kê trên các mô hình ruộng thử nghiệm của Công ty Syngenta cho thấy lượng nước cần tưới tiêu cho cùng một diện tích ngô chỉ bằng 1/3 so với trồng lúa, trong khi đó, số tiền lãi bà con thu được gấp 2,5 lần so với lúa.

Làm thế nào để phát triển nông nghiệp bền vững, tăng thu nhập cho người nông dân luôn là một câu hỏi với nhiều băn khoăn trăn trở của ngành nông nghiệp. Trong vài năm gần đây, Syngenta được biết đến như một doanh nghiệp tiên phong trong việc ủng hộ chủ trương này của Nhà nước.

Công ty đã giới thiệu rộng rãi đến cho bà con trên cả nước các giống ngô lai NK với năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện canh tác khác nhau. Bộ giống lai hội đủ những yêu cầu quan trọng như khả năng chống chịu sâu bệnh, thân khỏe, lá xanh và đặc biệt là chất lượng cao của hạt ngô thương phẩm là yếu tố đảm bảo giá bán, tăng thu nhập cho người ND.

Song song với đó, Syngenta đã phối hợp cùng phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông các địa phương mở lớp tập huấn nâng cao kiến thức canh tác cây ngô thường xuyên và liên tục, đảm bảo đưa kiến thức đến từng người ND, hướng dẫn họ trở thành những người sản xuất mùa vụ có kế hoạch chứ không chỉ đơn thuần là những người trồng trọt trên đồng ruộng của mình.

Trong nhiều năm qua, Syngenta cũng đã xây dựng rất nhiều cánh đồng mẫu tại các địa phương trên khắp cả nước làm điểm chuyển giao kỹ thuật nhằm đem đến cho bà con những kinh nghiệm mới trong việc trồng ngô, tạo khởi đầu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Sự kết hợp những loại hạt giống lai chất lượng cao với các giải pháp canh tác đúng như sử dụng phân bón hợp lý, tưới tiêu nước đúng kỹ thuật, sử dụng các loại thuốc BVTV tiên tiến như Cruiser Plus, Amistar Top được Syngenta sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về nông học để tối đa hóa tiềm năng năng suất của ưu thế lai, giúp bà con nâng cao năng suất và tăng thu nhập.

Đây chính là một nét vượt trội mà công ty đã mang đến cho bà con ND, giúp bà con phát triển kinh tế gia đình với những mùa bắp bội thu.


Có thể bạn quan tâm

Người Nuôi Tôm Sú Và Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Tân Phú Đông Đang Gặp Khó Ở Tiền Giang Người Nuôi Tôm Sú Và Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Tân Phú Đông Đang Gặp Khó Ở Tiền Giang

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con, tuy nhiên nghề này vẫn tồn tại những rủi ro rất cao, thậm chí có những vụ nhiều bà con phải mất trắng. Với thời điểm hiện tại khi tình hình thời tiết diễn biến phức tạp kèm theo các biện pháp kiểm soát chất lượng về môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh trên diện tích ao tôm vẫn còn nhiều hạn chế, nên việc tôm bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt trong thời gian qua là điều không thể tránh khỏi, gây thiệt hại rất lớn đến với các hộ nuôi. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, toàn huyện hiện có 49 ha với 44 triệu con giống đang bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy và đốm trắng.

29/04/2013
Một Xã Thu Trên 28 Tỷ Đồng Từ Cây Ớt Ở Quảng Ngãi Một Xã Thu Trên 28 Tỷ Đồng Từ Cây Ớt Ở Quảng Ngãi

Từ tháng 3/2013 đến nay, trên các cánh đồng ớt ở huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), không khí tất bật mùa thu hoạch. Mới bước vào đầu vụ thu hoạch, giá ớt thu mua khá cao và ngày càng tăng, từ 12.000 đồng/kg lên gần 25.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua nên đầu ra quả ớt rất thuận lợi.

29/04/2013
Tìm Hướng Gỡ Khó Cho Con Cá Tra Tìm Hướng Gỡ Khó Cho Con Cá Tra

Thời gian qua, nhu cầu thị trường thế giới sụt giảm do biến động kinh tế đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có con cá tra. Thêm vào đó, đợt xét thuế chống bán phá giá lần thứ 8 của Bộ Công Thương Mỹ làm cho "đầu ra" của con cá tra đã khó lại càng thêm khó.

02/05/2013
Cây Đậu Phụng Trên Đất Bình Thuận Cây Đậu Phụng Trên Đất Bình Thuận

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất cát bạc màu, thiếu nước tưới, ngoài một số ít diện tích chủ động nước sản xuất lúa, đất nông nghiệp ở xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) chỉ phù hợp với cây mì; song trồng mì thời gian dài làm cho đất nghèo dinh dưỡng, hiệu quả không cao. Trong điều kiện như vậy, những năm gần đây người dân chuyển sang trồng cây đậu phụng và điều đó đã giúp họ tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

02/05/2013
Người Nuôi Tôm Bỏ Vụ Vì Dịch Bệnh Ở Huế Người Nuôi Tôm Bỏ Vụ Vì Dịch Bệnh Ở Huế

Tuy đã vào mùa vụ thả nuôi tôm mới, nhưng cho đến nay tình hình dịch bệnh, nắng nóng vẫn chưa được cải thiện đã tạo nên tâm lý lo ngại của các hộ nuôi.

03/05/2013