Vốn Chính Sách + Nấm = Thoát Nghèo
Từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), nhiều nông dân (ND) xã Hòa Tiến đã hình thành nên những mô hình kinh tế hiệu quả, giúp vượt qua khó khăn, thoát đói nghèo.
Chúng tôi đến nhà chị Đặng Thị Phương (tổ 5, thôn An Trạch, xã Hòa Tiến) trong lúc chị đang chăm sóc cho trại nấm của mình. Trên diện tích 100m2, chị làm 4 gian nhà, sản xuất 5.000 bịch nấm sò để bán cho các chợ ở Túy Loan (Hoà Vang). Chị Phương nhẹ nhàng nói: “Trại nấm của chị còn nhỏ, chị thu nhập chưa nhiều, mỗi tháng chỉ khoảng 10 triệu đồng, tuy nhiên chừng đó chị đã mừng lắm rồi”.
Năm 2011, từ lớp tập huấn của Hội ND, chị Phương được Ngân hàng CSXH huyện Hòa Vang cho vay vốn ưu đãi 20 triệu đồng. Từ số tiền đáng quý này, chị gây dựng nên trại nấm, với mỗi năm thu nhập trên 120 triệu đồng, đủ để đưa chị ra khỏi diện nghèo khó của xã. Chị Phương bày tỏ: “4 năm làm nấm, chị cũng tích lũy được chút ít, sắp đến chị sẽ mở rộng trại nấm, hy vọng lúc đó thu nhập sẽ cao hơn”.
Ngoài chị Phương, nhiều anh chị ở xã Hoà Tiến thông qua Hội ND cũng vay được vốn Ngân hàng CSXH để trồng nấm. Cái công thức: “Vốn Ngân hàng CSXH + nấm = thoát nghèo” đã đúng với hàng loạt gia đình ND Hoà Tiến, như các chị Nguyễn Thị Huệ, Đinh Thị Thương, Phạm Thị Tá…
Theo ông Trần Văn Bằng- Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hòa Vang, ND Hoà Tiến rất sáng tạo trong làm ăn kinh tế. “Khi thẩm định hồ sơ xin vay vốn của bà con, chúng tôi thấy bà con chủ động nghĩ ra nhiều cách làm ăn hiệu quả” – lời ông Bằng. Thực tế đúng như vậy, ngoài làm nấm, ND Hoà Tiến còn có nhiều mô hình kinh tế khác rất hiệu quả.
Với diện tích sẵn có 1.000m2, chị Nguyễn Thị Nha (tổ 9, thôn La Bông) khi vay được vốn Ngân hàng CSXH đã không làm nấm mà quyết định trồng 10.000 gốc hoa. Nhờ vậy, chị có hoa cung cấp thường xuyên cho các chợ đầu mối ở Hoà Vang trong các dịp rằm, mồng 1, lễ, tết. Từ hộ nghèo, nuôi 3 con ăn học, bằng vốn vay Ngân hàng CSXH và chọn hoa làm hướng đi, chị đã thoát nghèo. Chỉ sau 2 năm trồng hoa, chị đã hoàn vốn lại cho ngân hàng và có một số dư lớn để đầu tư mở rộng vườn hoa.
Chị Vương Thị Huệ (tổ 9, thôn La Bông) đang là hộ tiêu biểu của Hòa Tiến về mô hình nuôi gà thả vườn. Chị Huệ cho biết, khu đất của gia đình là đất cát bạc màu, không trồng trọt gì được. “Lúc ban đầu tôi lúng túng không biết làm gì với mảnh đất đó, nhưng nhờ cán bộ Hội ND và cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Hoà Vang tư vấn cũng như giúp cho vay 20 triệu đồng lãi suất ưu đãi, tôi đã hình thành nên mô hình nuôi gà thả vườn. Đến nay, gia đình tôi có thể yên tâm về kinh tế” – chị phấn khởi nói.
Những năm gần đây, từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Hoà Vang, địa phương này đã có 13.000 lượt hộ thoát nghèo. Dư nợ cho vay hộ nghèo của ngân hàng đạt 72 tỷ đồng.
Có thể nói, một bộ phận không nhỏ ND ở Hoà Tiến đã khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống nhờ những đồng vốn vay quý giá của Ngân hàng CSXH. Nói như ông Trần Văn Bằng, kết quả đó là nhờ chính ND đã không đầu hàng số phận, luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống, biết tạo ra cơ hội để làm ăn và ý chí làm ăn.
Tuy nhiên với những ND này, bà con đều cho rằng họ luôn biết ơn sự giúp đỡ, động viên của các đoàn thể và nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH. “Món vay của Ngân hàng CSXH không lớn, chỉ vài ba chục triệu đồng, nhưng lại là điều kiện đầu tiên cho việc thực hiện những kế hoạch làm ăn” – chị Vương Thị Huệ tâm sự.
Theo ông Bằng, trong các xã trên địa bàn huyện thì Hoà Tiến là xã có nguồn vốn vay phát triển kinh tế đứng thứ 2, với tổng dư nợ vốn vay 23 tỷ đồng. Chính sự năng động trong làm ăn kinh tế của ND Hoà Tiến đã góp phần giúp xã này dẫn đầu hoàn thành 19/19 tiêu chí ngay từ năm 2013.
Có thể bạn quan tâm
Cầm trên tay một khay bắp hạt, bà Trần Thị Sạ bước ra bên hiên nhà dưới gọi “lộc, lộc, lộc...” cả chục chú hươu mới trưởng thành chạy ùa ra trước sân chuồng đón mừng một bữa trưa thường nhật. Bỗng có khách lạ vào tham quan, chúng ngơ ngác chạy lùi ra xa. Bà Sạ kể: “Hồi mới đưa về xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng này, nuôi nhốt hai chục con hươu (còn gọi là con lộc) trong chuồng nhà mãi đến mấy tháng sau, chúng mới quen dần tiếng gọi, tiếng chân đi của chủ nhà…”.
Giống lúa năng suất, chất lượng cao Japonica ĐS 1 được trồng thử nghiệm thành công tại thôn Cốc Cai, xã Mậu Duệ (Yên Minh) trong vụ Xuân, vụ Mùa năm 2013.
Chúng tôi tìm đến vườn tiêu của anh Lê Văn Cương, hội viên Hội Nông dân xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước. Đập vào mắt chúng tôi là những trụ tiêu xanh um, xếp hàng thẳng tắp đang sản xuất theo quy trình VietGap.
Qua 2 năm triển khai ứng dụng công nghệ cao trong các sản phẩm nông nghiệp, đã cho hiệu quả bước đầu khả quan, do đó tỉnh An Giang vừa chính thức ban hành quy hoạch vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao an toàn theo hướng VietGAP từ nay đến năm 2020 là 7.435 ha, trong đó cây rau là 2.590,5 ha, cây màu 4.844,75 ha. Nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm sạch, an tâm cho bữa ăn hàng ngày. Các loại cây bao gồm rau dưa các loại, rau gia vị và cây màu khoai môn, khoai lang, đậu bắp Nhật, vừng, đậu nành rau, lạc chuyên canh, ngô chuyên canh, ngô bao tử, sản xuất tại 6 vùng chuyên canh thuộc 31 xã của các huyện Chợ Mới, An phú, Châu Phú, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên, Châu Đốc. Theo đó tỉnh còn chỉ đạo tăng cường công tác khuyến nông; Thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP Quản lý chuổi cung ứng rau, màu từ trồng đến người ăn; Truy nguyên nguồn gốc nhằm thu hút chấp nhận của người tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu; Chọn tạo giống rau mới là chủng loại F1, có năng suất cao, chất lượng tốt, k
Theo thương lái và DN buôn bán lúa gạo trong vùng, gạo xuất tiểu ngạch giống như sự khuấy động thị trường, chỉ lợi trước mắt chứ không phải là cách làm ăn lâu bền.