Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Dự Án Chuyển Đổi Cơ Cấu Lúa - Tôm

Xây Dựng Dự Án Chuyển Đổi Cơ Cấu Lúa - Tôm
Ngày đăng: 11/11/2013

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) đang phối hợp triển khai dự án đầu tư xây dựng “Chuyển đổi cơ cấu lúa – tôm” tại xã Phú Thuận. Dự án có diện tích quy hoạch dự kiến 502 héc-ta, gồm 1 vụ lúa, 1 vụ tôm, vốn đầu tư 37 tỷ đồng. Mục tiêu dự án nhằm chủ động tạo nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Ông Phùng Duy Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận cho biết, diện tích nuôi tôm trong xã hiện chỉ còn 158 héc-ta, do người dân chưa biết cách chọn nguồn giống tốt, áp dụng kỹ thuật nuôi hiện đại, đầu ra không ổn định... Dự án thành lập sẽ giúp người dân được cung cấp giống tốt, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm và kết nối các doanh nghiệp để tìm thị trường ổn định cho sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Gói Lãi Suất Cho Vay Ưu Đãi Hỗ Trợ Thu Mua, Chế Biến Cà Phê Ở Hướng Hóa Triển Khai Gói Lãi Suất Cho Vay Ưu Đãi Hỗ Trợ Thu Mua, Chế Biến Cà Phê Ở Hướng Hóa

Năm nay, không chỉ nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phấn khởi vì giá cà phê tăng hơn năm trước mà các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến cà phê nơi đây cũng rất vui khi được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo- PTNT) huyện tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn với lãi suất thấp.

15/11/2014
Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi

Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.

15/11/2014
Mô Hình Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Lang Chánh Mô Hình Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Lang Chánh

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường, từ năm 2006, Lâm trường Lang Chánh được chuyển thành Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh (gọi tắt là BQL) với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 8.850,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có 3.936,838 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ).

15/11/2014
Hiệu Quả Từ Xã Hội Hóa Nghề Rừng Hiệu Quả Từ Xã Hội Hóa Nghề Rừng

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.

15/11/2014
Huyện Thường Xuân Cải Tạo Hơn 60 Ha Vườn Tạp Huyện Thường Xuân Cải Tạo Hơn 60 Ha Vườn Tạp

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.

15/11/2014