Xây Dựng Dự Án Chuyển Đổi Cơ Cấu Lúa - Tôm

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) đang phối hợp triển khai dự án đầu tư xây dựng “Chuyển đổi cơ cấu lúa – tôm” tại xã Phú Thuận. Dự án có diện tích quy hoạch dự kiến 502 héc-ta, gồm 1 vụ lúa, 1 vụ tôm, vốn đầu tư 37 tỷ đồng. Mục tiêu dự án nhằm chủ động tạo nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Ông Phùng Duy Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận cho biết, diện tích nuôi tôm trong xã hiện chỉ còn 158 héc-ta, do người dân chưa biết cách chọn nguồn giống tốt, áp dụng kỹ thuật nuôi hiện đại, đầu ra không ổn định... Dự án thành lập sẽ giúp người dân được cung cấp giống tốt, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm và kết nối các doanh nghiệp để tìm thị trường ổn định cho sản phẩm.
Related news

Hiện trên nhiều cánh đồng mía trong tỉnh, nông dân đang tất bật bước vào vụ thu hoạch. Tại huyện Phụng Hiệp, dạo quanh nhiều tuyến kênh chính và nội đồng, đâu đâu cũng bắt gặp nụ cười phấn khởi của nông dân vì mía trúng mùa, bán được giá và cho nguồn lợi nhuận hấp dẫn.

Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về tình hình sản xuất, giá thu mua mía nguyên liệu trong thời gian qua, đồng thời triển khai kế hoạch sản xuất trong thời gian tới, ông Nguyễn Hoàng Ngoan (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), cho biết:

Dù phần thịt, ruột và hạt bên trong và cách dùng phổ biến nhất của trái bo bo cũng giống như bí đao là dùng để nấu canh thịt. Thế nhưng hương vị của canh bo bo rất đặc biệt và hoàn toàn khác hẳn: Nước ngọt thanh và tỏa mùi thơm nhẹ như dưa hấu.

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm không còn nhộn nhịp, rầm rộ như trước vì dịch bệnh liên tiếp xảy ra khiến nông dân chán nản, kiệt quệ. Thế nên thành công của một số mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn dịch bệnh đã và đang mang lại sức sống mới cho nghề nuôi tôm…

Trong 5 năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, Quảng Ngãi chịu nhiều tác động bất lợi của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu.