Diện Tích Trồng Thanh Long Tại Long An Tăng 3 Lần Trong 2 Năm Qua

Diện tích trồng thanh long tại tỉnh Long An đã tăng hơn 3 lần trong vòng 2 năm qua. Diện tích tăng quá nhanh khi nhu cầu tiêu thụ loại trái cây đặc sản này chưa mở rộng tương ứng đã dẫn đến nguy cơ thua lỗ do cung vượt cầu.
Năm 2012, diện tích thanh long tỉnh Long An chưa tới 1.500 ha, nhưng đến nay đã mở rộng lên hơn 5.000 ha. Tình trạng tự phát mở rộng diện tích trồng thanh long một cách ồ ạt ở Long An là điều rất đáng lo ngại, có thể làm cho cung vượt cầu, đầu ra tiêu thụ khó khăn và rớt giá.
Những ngày này, thương lái mua thanh long tại vườn với giá từ 2.000-5.000 đồng/kg, thấp nhất từ đầu năm đến nay và chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do hiện nay đang là mùa thuận, thanh long ra trái tự nhiên, trúng mùa, nhưng đầu ra tiêu thụ yếu nên lại bị rớt giá mạnh.
Ngoài ra do phải tập trung phòng trị bệnh đốm trắng, chi phí tăng cao, nên nhà vườn trồng thanh long ở Long An khó có thể thu lời trong vụ chính này.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, từ nguồn hạt giống cà phê hỗ trợ của Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam. Từ đầu mùa mưa đến nay nông dân trong tỉnh đã trồng mới và tái canh được 835 ha cà phê.

Những năm gần đây, phong trào khai hoang, phục hóa ruộng bậc thang trên địa bàn huyện Yên Minh được nhân dân hưởng ứng và thực hiện tích cực. Những thửa ruộng mới khai hoang, sau 3 đến 4 năm đưa vào trồng lúa nước không chỉ nâng cao đời sống nhân dân mà vào mùa lúa chín còn tạo cảnh quan đẹp mắt với du khách gần xa khi lên thăm Công việc Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn.

Nhiều năm qua, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Hoàng Su Phì luôn đồng hành cùng người nông dân trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều hộ đã vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu từ hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng.

Thực hiện chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ; đến nay, trên địa bàn huyện Quản Bạ đã có hàng nghìn lượt hộ nông dân được vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) huyện để phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao, tạo đà để nhiều người dân vươn lên thoát nghèo.

Sau 2 năm triển khai thực hiện, cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã từng bước khẳng định mô hình sản xuất lúa kiểu mẫu tại Hậu Giang. Tuy nhiên, các hình thức đầu tư khép kín từ sản xuất đến thu mua sản phẩm giữa người dân với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tiến tới xây dựng cánh đồng lớn cho tỉnh.