Đổ Cà Chua Cho Bò Ăn, Quá Nhiều, Đến Bò Cũng... Chán
Cũng như nông dân trồng hành tây tại Đà Lạt, năm nay người trồng cà chua ở Đơn Dương (Lâm Đồng) cũng đang phải đổ bỏ hàng trăm tấn sản phẩm mà mình đã vất vả làm ra.
Đây không phải là chuyện mới, song dường như cả nông dân và chính quyền Lâm Đồng vẫn chưa có cách giải quyết.
Đến bò cũng chán ăn… cà chua
Nhìn những luống cà chua xanh mơn mởn, quả trĩu cành, ông Vũ Ngọc ở thôn Ka Đê, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương chua chát: “Làm nghề nông chẳng khác gì đánh bạc với trời mà khả năng thất bại, trắng tay, lâm vào nợ nần, thậm chí phá sản đã nắm chắc tới 50%. Đầu tư càng lớn mức độ rủi ro càng cao…”.
Trên những cánh đồng rộng hàng nghìn hecta tại các xã Tu Tra, P’ró, Ka Đơn, Ka Đê, Đạ Ròn… người bơm nước, người thu hoạch, người đóng gói, bốc vác... Nhịp sống nông nghiệp ở Đơn Dương bao giờ cũng vậy- rộn ràng, hối hả, bất kể trúng vụ, trắng tay. Nhưng dù có hối hả hơn nữa thì chuyện thất bại với những nông dân cần mẫn này đã như chuyện… cơm bữa.
Ông Nguyễn Văn Sáng (thôn 1, xã Đạ Ròn), kể: Vụ cà chua vừa qua gia đình ông làm 8 sào, chi phí đầu tư hết khoảng 120 triệu đồng. Cà chua phát triển tốt, quả sai trĩu. Đến thời điểm thu hoạch, gia đình chưa kịp vui thì một số thương lái cho biết cà chua không xuất đi Sài Gòn được vì trên thị trường đang tràn ngập cà chua Trung Quốc”.
Ông Sáng buồn lắm nhưng vẫn hy vọng biết đâu ít ngày nữa giá sẽ nhích lên. Nhưng càng chờ giá càng xuống thấp. Đầu vụ 5.000 đồng/kg rồi rớt dần xuống còn 2.000 đồng/kg, trong khi đó vườn cà chua của nhà ông Sáng đang thối dần.
Đau hơn, dù giá rẻ mạt thế nhưng chẳng ai thèm mua. Vậy là tan tành hy vọng vụ cà chua sẽ đem về 100 triệu đồng, giờ ông Sáng đối mặt với nguy cơ trắng tay, lâm nợ. Cả trăm tấn cà chua của ông Sáng giờ cho mấy hộ nuôi bò sữa mang về cho bò ăn, bò ăn chán thì lấy ủ phân...
Sáng 5.6, giá cà chua tại Đơn Dương nhích lên ở mức 3.500 đồng/kg, nông dân vẫn phải chịu lỗ nếu bán sản phẩm. Trong khi đó, Đơn Dương vẫn còn hàng trăm ha cà chua đang vào vụ thu hoạch.
Loay hoay tìm đầu ra
Theo các thương lái thu mua nông sản tại Lâm Đồng, năm nay cà chua Lâm Đồng ngoài việc phải cạnh tranh “không cân sức” với mặt hàng cùng loại của Trung Quốc thì phải “đối mặt’ với chính cà chua được sản xuất ở nhiều địa phương trong nước.
Tuy cà chua Lâm Đồng có thương hiệu, chất lượng vượt trội so với các loại cà chua khác nhưng vận chuyển xa đã đẩy phí cao gấp đôi so với trước kia. Đặc biệt, ở các tỉnh phía Bắc, cà chua Trung Quốc đã chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường do ưu thế vận chuyển.
Cả trăm tấn cà chua của ông Sáng giờ cho mấy hộ nuôi bò sữa mang về cho bò ăn, bò ăn chán thì lấy ủ phân...
Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, cho biết, chưa năm nào giá cà chua lại xuống thấp và kéo dài như năm nay. Ông Sơn cũng nhận định, do năm nay thời tiết khá thuận lợi nên nhiều địa phương trong nước đã trồng được cà chua.
Nguyên nhân khác khiến cà chua Lâm Đồng rớt giá chính là do cà chua Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam. Song theo ông Sơn, nông dân tuy có thiệt hại nhưng không lớn do mức giá cà chua xuống thấp chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, chừng 20 ngày.
Tại Đơn Dương hàng năm có khoảng 4.600ha cà chua, năng suất chừng 50.000 tấn/vụ. Trước đây, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã từng vào cuộc để “cứu” nông dân trồng cà chua ở Đơn Dương. Cụ thể là UBND tỉnh đã gọi các nhà đầu tư tới Đơn Dương xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến, bảo quản cà chua sau thu hoạch phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, công suất khoảng 300.000 – 320.000 tấn/năm. Nhưng đến nay vẫn chưa có một dự án nào như thế.
“Để nông không rơi vào vòng luẩn quẩn, địa phương đang định hướng cho người dân chú trọng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, đầu tư sản xuất những nông sản là đặc trưng của Lâm Đồng mà những nơi khác không sản xuất được hoặc khó sản xuất. Tạo ra những vùng chuyên canh nông sản công nghệ cao, xúc tiến ký kết tiêu thụ sản phẩm với các đối tác trong và ngoài nước, hướng tới sản xuất nông nghiệp theo đơn đặt hàng”- ông Sơn cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Thọ Xuân (Agribank Thọ Xuân) đã thông qua các tổ chức hội nông dân (HND), hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) từ huyện đến xã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hội viên được tiếp cận với các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thay đổi diện mạo nông thôn.
Công ty Cổ phần Thủy sản Hiệp Ước, một trong những doanh nghiệp sản xuất tôm giống hàng đầu của Việt Nam; Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh, chế biến xuất-nhập khẩu Quốc Việt trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở châu Á có vùng sản xuất tôm đạt chất lượng của Hội đồng quản lý Nuôi trồng Thủy sản Bền vững( ASC), Hiệp hội Tôm Vĩnh Thanh, Nghiệp đoàn Nghề cá Lý Sơn, và nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, thực phẩm khác...
Theo anh Trình, sầu riêng làm trái vụ đòi hỏi những kỹ thuật về đậy gốc, xiết nước, thời điểm bón phân để hoa đậu trái nhiều… và không phải ai làm cũng thành công. Anh Trình bộc bạch: “Để xử lý cho sầu riêng ra hoa nghịch vụ, vào mùa mưa phải dùng tấm ni lông trải phủ hết gốc sầu riêng để cây không thấm nước mưa, đồng thời bơm thoát nước ra ngoài cho mương cạn vì sầu riêng rất sợ nước, càng xiết nước đúng cách thì càng cho trái nghịch vụ cao”.
Thanh long được tỉnh xác định là một trong 7 chủng loại trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh giai đoạn đổi mới và hội nhập. Sở Công thương cũng đã có Quyết định 264/QĐ-SCT ngày 11-8-2014 phê duyệt báo cáo Phân tích Chuỗi giá trị sản phẩm thanh long tỉnh Tiền Giang. Việc nghiên cứu và phân tích chuỗi giá trị thanh long này là việc làm cần thiết để có những đề xuất về các giải pháp tăng giá trị gia tăng, phát triển ổn định và bền vững chuỗi giá trị thanh long.
Bà Tư Bông cho biết, hiện nay 2 công sa pô của bà đang vào đợt thu hoạch rộ. Sau khi thu hoạch xong lứa sa pô này, bà sẽ bón phân để thúc lứa sa pô kế tiếp cho thu hoạch rộ đúng thời điểm Tết; đồng thời bảo đảm về năng suất và chất lượng. Bởi bên cạnh nhu cầu cao về số lượng, thị trường Tết có yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã.