Xây Dựng 2 Vùng Lúa Lai Tập Trung
Vụ mùa năm nay, xã Vinh Sơn (T.X Sông Công) triển khai xây dựng thí điểm 2 vùng sản xuất lúa lai giống LC212 và Syn 6 với tổng diện tích 27ha tại các xóm: Vinh Quang 1, Vinh Quang 2; Tân Sơn và Sơn Tía. Đây là những giống lúa ngắn ngày, cấy được 2 vụ/năm, năng suất cao, khả năng đẻ nhánh tập trung, cứng cây, bông to, và khả năng chống chịu khá với một số loại sâu, bệnh như đạo ôn, bạc lá, rầy nâu...
Do được gieo cấy đúng khung thời vụ, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên 100% diện tích lúa lai của 2 mô hình đều sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt trong đợt bùng phát rầy nâu vừa qua, nhờ làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên không có diện tích nào bị cháy. Hiện nay, nông dân của 4 xóm trên đang tiến hành gặt lúa, năng suất ước đạt 53-54 tạ/ha, tăng từ 4-5 tạ/ha so với cùng kì năm trước.
Thời gian tới, xã Vinh Sơn sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp thâm canh đồng bộ, mở rộng diện tích các giống lúa lai chất lượng cao, thay thế các giống lúa thường; tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để người dân chủ động sản xuất, qua đó góp phần nâng cao thu nhập...
Có thể bạn quan tâm
Bao đời nay, cây tỏi đã gắn liền với cuộc sống của bà con thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Dù còn nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn yêu nghề, giữ nghề và có một khát khao cháy bỏng là được mang sản phẩm chất lượng này tới người tiêu dùng trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.
Nhiều người dân ở các huyện Triệu Phong, Gio Linh và Cam Lộ (Quảng Trị) phản ánh về việc, trước đây họ ký kết hợp đồng với Công ty CP Tín Đạt Thành, có trụ sở tại TP Đông Hà trồng giống ngô Sugar 75 (người dân gọi là "ngô ngọt") sẽ được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
Trong 30 năm trở lại đây, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cho ra đời nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày có phẩm chất tốt, năng suất cao, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo kết quả điều tra bước đầu, tại 13 tỉnh ĐBSCL có trên 60 công ty đang tổ chức sản xuất, kinh doanh các giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL, góp phần thương mại hóa khâu giống, đưa giống lúa đến tay nông dân.
Ngày 26/5, tại xã An Hải (huyện Tuy An), Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy 5 sào sắn nhiễm rệp sáp bột hồng. Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 29/5, ngành chức năng tiếp tục tiêu hủy 10 sào sắn tại xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa), Krông Pa (huyện Sơn Hòa).