Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chất Lượng Thấp, Mật Ong Vào Mỹ Giá Không Cao

Chất Lượng Thấp, Mật Ong Vào Mỹ Giá Không Cao
Ngày đăng: 20/02/2014

Giá mật ong của các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang Mỹ hiện chỉ ở mức trung bình 2,48 đô la Mỹ/kg, thấp hơn nhiều so với giá của các quốc gia khác bán mật ong vào thị trường này.

Tiến sĩ Phùng Hữu Chính, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Ong, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Ong Miền núi, cho biết dù tính theo số lượng, Việt Nam chiếm thị phần lớn thứ hai trong số các quốc gia xuất khẩu mật ong vào Mỹ nhưng giá thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Cụ thể, giá mật ong bình quân xuất khẩu vào Mỹ của Canada lên đến 4,61 đô la Mỹ/kg, tiếp đến Brazil ở mức 3,31 đô la Mỹ/kg Argentina 3,28 đô la Mỹ/kg, giá các nước khác xuất khẩu vào Mỹ vào khoảng 3,99 đô la Mỹ/kg cao hơn nhiều so Việt Nam là 2,48 đô la Mỹ/kg.

Lý do khiến giá mật ong của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ ở mức thấp, theo ông Chính, là do chất lượng mật ong của Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia khác. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm mật ong của các doanh nghiệp không đồng đều. Doanh nghiệp xuất khẩu mật ong vẫn chưa tuân thủ và cải tiến các quy trình đảm bảo chất lượng mà các nhà nhập khẩu đưa ra.

Trong khoảng hai năm tới thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với mật ong Trung Quốc chắc chắn được dỡ bỏ, như vậy mật ong Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với mật ong giá rẻ của Trung Quốc tại thị trường Mỹ.

Theo ông Chính, các công ty xuất khẩu mật ong và người nuôi ong cần chú ý đến chất lượng của mật để nâng giá xuất khẩu. Để có lợi thế xuất khẩu và Mỹ, EU cũng như các thị trường khác, doanh nghiệp nên nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để được cấp Chứng chỉ Nguồn mật ong thực (True source).

Chứng chỉ Nguồn mật ong thực ™ được người nuôi ong Mỹ và lãnh đạo ngành công nghiệp ong mật, bao gồm cả Hiệp hội sản xuất mật ong và Hội Người nuôi ong của Mỹ phát động, hướng đến việc cung cấp việc truy xuất nguồn gốc từ thùng ong đến bàn ăn, giúp đảm bảo vê sinh an toàn thực phẩm của mật ong được sử dụng tại Mỹ. Doanh nghiệp có thể tìm thông tin về chứng chỉ này tại http://www.truesourcehoney.com.

Năm 2013 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu trên 30.000 tấn mật ong vào Mỹ, đạt kim ngạch 75,66 triệu đô la. Mỹ là thị trường nhập khẩu mặt hàng này lớn nhất của Việt Nam.

Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu mật ong trong năm 2013 của Việt Nam ước đạt 85 triệu đô la Mỹ, tương đương 34.000 tấn mật ong. Ngoài thị trường Mỹ, Việt Nam còn xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Đông, Nhật Bản, EU và một số nước châu Á khác.


Có thể bạn quan tâm

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Trung nơi kết nối giao thương Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Trung nơi kết nối giao thương

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt- Trung (Lạng Sơn 2015) với chủ đề “Liên kết, hợp tác cùng phát triển” là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, chính thức khai mạc ngày 16/10/2015 tại Trung tâm Hội chợ thương mại TP. Lạng Sơn.

17/10/2015
Lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long đang lên cơn sốt Lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long đang lên cơn sốt

Thương lái kinh doanh lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho biết, thị trường lúa gạo trong vùng đang lên cơn sốt.

17/10/2015
Lạc quan với kinh tế Hậu Giang Lạc quan với kinh tế Hậu Giang

Các doanh nghiệp dần phục hồi sản xuất; nhiều nhà đầu tư chiến lược tiếp tục được thu hút về địa bàn; nông dân canh tác có lời hơn... là những tín hiệu tích cực của nền kinh tế tỉnh nhà trong 9 tháng đầu năm.

17/10/2015
Bước tiến trong sản xuất nông nghiệp Bước tiến trong sản xuất nông nghiệp

Một trong những thành tựu nổi bật của giai đoạn 2010-2015 chính là sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà tiếp tục phát triển khá toàn diện theo hướng hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao trên thương trường.

17/10/2015
Báo chí các nước nhận định Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ TPP Báo chí các nước nhận định Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ TPP

Theo hãng thông tấn Canada (CP), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một thỏa thuận thương mại đầy tham vọng - sẽ thúc đẩy nền kinh tế của 12 nước thành viên thông qua việc mở rộng thị trường giao thương nội khối.

17/10/2015