Công Bố Dịch Lở Mồm Long Móng Gia Súc
Ngày 14 tháng 2 năm 2014, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 290/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng gia súc. Theo đó, vùng có dịch lở mồm long móng gia súc, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
1. Vùng có dịch: Xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm; xã Thượng Giáo và xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
2. Vùng bị dịch uy hiếp gồm các xã: Xuân La, An Thắng, Cao Tân và Cổ Linh, huyện Pác Nặm; các xã: Quảng Khê, Cao Thượng, Cao Trĩ, Hoàng Trĩ, Bành Trạch, Khang Ninh, Mỹ Phương và thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể; xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn.
3. Vùng đệm gồm các xã giáp ranh với các xã thuộc vùng bị dịch uy hiếp của huyện Pác Nặm, huyện Ba Bể và huyện Chợ Đồn.
UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND các huyện: Pác Nặm, Ba Bể, Chợ Đồn và Chủ tịch UBND các xã có dịch, nằm trong vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc theo đúng quy định của Pháp lệnh Thú y.
Có thể bạn quan tâm
Có thể nói, nhiều địa phương ven biển ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, con tôm rất được kỳ vọng để giúp người dân đổi đời, giúp địa phương phát triển kinh tế. UBND xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) thừa nhận, hồi trước đời sống người dân vùng này rất cơ cực, cứ mãi thiếu trước hụt sau, bởi sản xuất nông nghiệp không hiệu quả.
Ba xã miền núi, vùng cao: Đông Giang, Đông Tiến, La Dạ huyện Hàm Thuận Bắc có 721 ha bắp lai bị khô héo, thiệt hại trên 1,2 tỷ đồng. Trong khi đó, ở các xã Hòa Thắng, Phan Lâm, Phan Sơn huyện Bắc Bình 687 ha đậu phụng, bắp lai, cây lâm nghiệp của hơn 400 hộ xuống giống 2 tháng gặp phải khô hạn, héo úa, không lên nổi; thiệt hại gần 1,3 tỷ đồng.
Chiều! Mực nước sông Hậu vừa rún ròng, cũng là lúc “ngư phủ” dong xuồng bủa lưới bắt cá. Đang ở cuối mùa đánh bắt cá bông lau nên bà con chuyển sang giăng lưới cá thu. Cứ thế, cuộc sống mưu sinh trên sông nước xoay vòng theo năm tháng.
Theo tìm hiểu của PV, trên thị trường đang có 3 loại giống cây mắc ca ghép không đảm bảo chất lượng.
Để phát triển vùng nguyên liệu mắc ca với diện tích 22.000 ha trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ cần khoảng 3,9 triệu cây giống, với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 234 tỷ đồng.