Anh Nguyễn Hồng Phước Khá Lên Nhờ Nuôi Dê
Siêng năng, kiên trì gắn bó với nghề nuôi dê đã trên 10 năm, giờ đây kinh tế gia đình của anh Nguyễn Hồng Phước (ấp Lợi A, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) đã khấm khá hơn trước nhiều.
Năm 2003, qua giới thiệu của bạn bè, anh đến TX. Gò Công mua một cặp dê giống với giá 4 triệu đồng về nuôi thử. Qua thời gian chăm sóc, đàn dê phát triển khá tốt. Hiện tại, đàn dê của anh có 20 con; trong đó có 3 dê đực giống, số còn lại là nái, hậu bị và dê thịt.
Theo anh Phước, dê cái nuôi từ 7-8 tháng gác nọc, khoảng 5 tháng sau sẽ sinh sản. Dê cái mỗi lứa sinh sản khoảng 2 con, nuôi 6-7 tháng có thể đạt trọng lượng từ 20 - 25kg. Dê thịt anh bán với giá từ 85 - 90 ngàn đồng/kg; dê nái hậu bị anh bán với giá từ 2,5 - 3,5 triệu đồng/con. Đối với dê nọc giống, mỗi lần gác nọc anh thu từ 100 - 150 ngàn đồng.
Đặc biệt, trong năm 2013, anh đến TP. Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) mua 1 dê nọc giống Saanen (có nguồn gốc từ Thụy Sĩ) với giá 12 triệu đồng, trọng lượng khoảng 120 kg. Đây là giống dê rất to con, nạc nhiều so với một số giống dê khác như: Bách Thảo, Hòa Lan… và hiện đang được các hộ chăn nuôi ưu tiên lựa chọn để phối giống. Năm 2013, con giống Saanen của anh đã được đưa đi phối giống ở huyện Gò Công Đông, TX. Gò Công và một số hộ khác ở tỉnh Bến Tre.
Về thức ăn, anh trồng cỏ voi, cỏ sả, so đũa để cho dê ăn, kết hợp bổ sung thêm chuối chín, thức ăn dạng viên (ngày 2 cử) pha với cháo, cám để cho dê nọc, dê cái đang nuôi con uống. Đối với các bệnh thông thường của dê như: nhậm mắt, lở miệng, tiêu chảy… anh tự mua thuốc thú y cho dê uống hoặc tiêm. Do thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại nên môi trường xung quanh hầu như không bị ảnh hưởng cũng như ít mùi hôi.
Anh Nguyễn Văn Bình (TX. Gò Công), chuyên thu mua, cung ứng dê thịt, dê giống cho thị trường trong, ngoài tỉnh nhận xét: Giống dê Saanen là giống dê siêu nạc, hiện rất được thị trường ưa chuộng nên lượng dê thịt tiêu thụ ngày càng gia tăng, chủ yếu là các quán ăn, quán nhậu, nhà hàng...
Trong năm 2013, lượng thịt dê hơi anh cung ứng cho thị trường tăng 30% so với năm 2012. Theo anh, nghề nuôi dê hiện đang có điều kiện thuận lợi để phát triển do thị trường tiêu thụ tăng, dê ít bị bệnh và thời gian quay vòng vốn nhanh, trong khi chi phí thức ăn không nhiều nên hiệu quả mang lại khá cao.
Có thể bạn quan tâm
Tham gia thực hiện mô hình trồng lúa theo kỹ thuật SRI có 70 hộ với 6,8ha ở xã Yên Khê. Trên diện tích này bà con trồng giống lúa Thiên Nguyên ưu 16 với cách bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn khoa học của các ngành chức năng.
Được thành lập và đi vào hoạt động chỉ vài năm qua, nhưng các tổ kinh tế hợp tác (KTHT) nuôi tôm tại xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc (Long An) đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Không những giúp cho các thành viên trong tổ có sự liên kết trong nuôi tôm mà còn tạo thêm việc làm cho một số lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Để đáp ứng nhu cầu con tôm giống chất lượng phục vụ người nuôi tôm, trong thời gian qua, nhiều trại giống đã đầu tư công nghệ mới trong sản xuất. Tuy vậy, tôm giống ở Cà Mau hầu như bán với giá thấp hơn nhiều so với con giống ngoài tỉnh bởi chưa có thương hiệu.
Cầm trong tay tấm bằng cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, chàng trai 22 tuổi Phạm Văn Hiếu (thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng - Lâm Đồng) quyết tâm trở về quê nhà để lập nghiệp. Công việc mà Hiếu chọn để khởi nghiệp cũng khá đặc biệt, đó là chăn nuôi bò sữa cho nghe nhạc.
Năm 2014, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bảo Yên được giao trồng 1.450 ha rừng sản xuất. Trên cơ sở kế hoạch giao, công ty đã họp và tổ chức cho nhân dân đăng ký nhu cầu trồng rừng mới. Theo đó, người dân của các xã trong vùng nguyên liệu đã đăng ký trồng mới 1.000 ha cây quế. Đây là năm đầu tiên, huyện Bảo Yên trồng quế với diện tích lớn như vậy.