Xã Lùng Khấu Nhin Thêm 44 Hộ Được Nhận Lợn Giống Luân Chuyển

Xã Lùng Khấu Nhin (Lào Cai): Thêm 44 hộ được nhận lợn giống luân chuyển Đến nay, 41 hộ dân tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã được nhận luân chuyển 44 con giống lợn đen địa phương, trong đó có 41 con cái, 3 con đực.
Số lợn luân chuyển này thuộc “Ngân hàng lợn” của mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa của “Dự án nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua can thiệp thị trường ở tỉnh Lào Cai” do tổ chức Oxfam (Vương quốc Anh) tài trợ.
Hiện, đàn lợn luân chuyển đang sinh trưởng, phát triển tốt và chuẩn bị cho phối giống. Dự kiến trong thời gian tới sẽ có thêm 6 con lợn giống phát triển từ đàn lợn nói trên với trọng lượng đạt 10 - 13kg/con.
Trong Dự án, từ đầu năm 2012, có 117 hộ dân tại các thôn: Sín Lùng Chải A, Sín Lùng Chải B, Chu Lìn Phố, Ma Ngán B của xã Lùng Khấu Nhin được nhận hỗ trợ 150 con lợn giống hậu bị thuộc dòng lợn đen địa phương.
Hiện, tổng đàn phát triển thêm đạt số lượng 483 con, lợn sinh trưởng, phát triển tốt, hình thức lợn đồng đều, khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn so với đàn lợn cùng dòng tại địa phương.
Lợn đen bản địa là sản phẩm chăn nuôi đặc hữu của đồng bào dân tộc thiểu số Mường Khương với hai sản phẩm chính lợn đen “cắp nách” và lợn đen giống to.
Có thể bạn quan tâm

Tại Lâm Đồng, chè được trồng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 (tốt nhất trồng trong tháng 6). Nhiệt độ 18 - 25 độ C, độ ẩm không khí 80 - 85% và lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm thích hợp nhất cho chè phát triển.

Nên bón thêm phân hữu cơ bởi phân hữu cơ không những cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh học trong đất. Nguồn phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh và các nguyên liệu ép xanh. Sử dụng phân hữu cơ sinh học có thành phần chính: Chất hữu cơ >25%; N 2,5-3%; P205 0,3%; K20 1-1,3%; lượng bón 2,5 tấn/ha/năm. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai 20 - 25 tấn/ha, bón 3 năm/lần. Phân hữu cơ bón vào đầu mùa mưa, rạch hàng, bón lấp.

Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm. Thị trường vật tư nông nghiệp tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân đã đi vào nền nếp.

Trái với tình hình thị trường ảm đạm hồi cuối năm ngoái, khoảng hơn một tháng nay, nhà vườn ở “vương quốc sầu riêng” của Tiền Giang, gồm các xã Long Trung, Tam Bình, Ngũ Hiệp (H.Cai Lậy)... rất vui mừng vì mùa sầu riêng nghịch vụ vừa trúng mùa, lại trúng đậm giá.

Cụ thể là các vùng nguyên liệu sản xuất giống jasmine; giống gạo trắng, chất lượng cao; giống đặc sản (như ST, nàng thơm chợ Đào... hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa, không đủ hàng xuất khẩu); giống nếp, giống hạt tròn (nhu cầu các nước Đông Á và châu Âu rất cao) và giống chất lượng trung bình, thấp.