Giảm Xuất Khẩu Trái Vải Sang Trung Quốc
Trong những năm tới, Việt Nam sẽ giảm xuất khẩu trái vải sang thị trường Trung Quốc, mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước khác.
Kế hoạch này nằm trong chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương được Cục Xúc tiến thương mại tổ chức hội thảo góp ý vào sáng 30-9.
Theo nhóm nghiên cứu kế hoạch này, trái vải là một trong bảy mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của khu vực miền Bắc. Song mặt hàng này hiện chỉ xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc với tỉ lệ 90%-95%. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra mục tiêu đến năm 2017 sẽ giảm tỉ lệ xuất khẩu trái vải sang thị trường Trung Quốc xuống còn 85% và đến năm 2020 còn 75%.
Thời gian tới Việt Nam sẽ tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, đàm phán các biện pháp kỹ thuật kinh doanh tư vấn nhằm xúc tiến mở cửa thị trường xuất khẩu trái vải, xây dựng thương hiệu trái vải của Việt Nam.
TS Nguyễn Văn Giáp, đại diện nhóm nghiên cứu kế hoạch phát triển xuất khẩu vùng Tây Nam Bộ, cho biết: Nhu cầu từ các thị trường cao cấp đối với trái cây Việt Nam khá cao. Tuy nhiên, do trở ngại về vận chuyển nên trái cây chưa được xuất nhiều vào các thị trường cao cấp. Vì vậy để phát triển xuất khẩu trái cây tươi, ngoài việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa thị trường,… Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về chi phí vận chuyển bằng đường hàng không cho các mặt hàng trái cây tươi”.
Có thể bạn quan tâm
Ngư dân tỉnh Cà Mau đã "trúng đậm" vụ khai thác thủy sản trên biển ngay trong cơn biển động do cơn bão số 3. Sản phẩm đánh bắt được bao gồm tôm, nhiều nhất là cá khoai, mực… đã làm cho nhiều hộ ngư dân có thu nhập xấp xỉ 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí
Tiếng sóng vỗ ầm ầm, tiếng còi của hàng chục xe đông lạnh chạy vun vút, xen cùng tiếng nói cười nhộn nhịp của chị em phụ nữ tại bến tàu cá, báo hiệu một mùa bội thu trong đánh bắt hải sản.
Dự án nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ đã được Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ triển khai tại thị trấn Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế vào tháng 6/2010.
Canh tác cây lúa liên tục trong nhiều năm liền đã làm cho đất đai ngày càng suy kiệt, đồng ruộng mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh có điều kiện bộc phát gây hại, năng suất lúa có khuynh hướng giảm… Điều này ảnh hưởng xấu đến thu nhập vốn đã thấp của người nông dân.
Những ngày đầu tháng 5 này, người nuôi tôm sú ở Sóc Trăng tiếp tục hoang mang, lo lắng trước tình trạng dịch bệnh đang lan rộng ở mức khó kiểm soát