Xuất Khẩu Tiêu Vượt Ngưỡng 1 Tỷ USD

Theo báo cáo của Bộ NN & PTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 9/2014 ước đạt 7 nghìn tấn, với giá trị đạt 68 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 9 tháng đầu năm 2014 đạt 140 nghìn tấn với giá trị 1,06 tỷ USD, tăng 24,5% về khối lượng và tăng 41,9% giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm đạt 7.459 USD/tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2013. Lượng tiêu xuất khẩu sang 4 thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Ấn Độ 8 tháng đầu năm chiếm 35,05%.
Trong đó, thị trường Hoa Kỳ tăng 28,14% về khối lượng và tăng 40,87% giá trị; Singapore tăng 83,19% về khối lượng và tăng gấp 2,3 lần giá trị; Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tăng 54,09% về khối lượng và tăng 83,72% giá trị; thị trường Ấn Độ tăng 2,06 lần về khối lượng và 2,4 lần giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại buổi giao ban công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm tháng 9 và triển khai kế hoạch tháng 10/2014 của Bộ NN & PTNT, ông Nguyễn Xuân Hồng- Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN & PTNT) - cho biết, hiện giá hồ tiêu đang ở mức cao kỷ lục, nếu năm 2006 giá hồ tiêu vào khoảng 1.600 USD/tấn, đến nay đã tăng lên gần 7.500 USD/tấn.
Với mức giá tăng giá mạnh như vừa qua, nông dân nhiều vùng đã đổ xô đầu tư, mở rộng diện tích trồng tiêu, hiện cả nước có trên 62.000ha.
Việc người dân trồng tiêu không theo quy hoạch, trồng ở cả vùng đất thấp, không thoát nước đã dẫn tới tình trạng tiêu bị bệnh và chết. Hiện đang có 10-15% diện tích tiêu bị bệnh, trong đó bệnh chết nhanh, chết chậm chiếm khoảng 7,5%.
Hơn nữa, người trồng tiêu đang lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây tiêu. Trước cảnh báo của một số nước nhập khẩu hồ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực, Cục Bảo vệ thực vật đã lấy 30% mẫu hồ tiêu để kiểm tra, phát hiện ra 1 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng, chiếm 3,3%.
Có thể bạn quan tâm

Hàng loạt thông tin về sản phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khiến người tiêu dùng luôn lo lắng, muốn tìm kiếm sản phẩm sạch. Nhưng nghịch lý trên thị trường là sản phẩm VietGAP (sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) sản lượng ít, nhu cầu cao, nhưng lại khó tiêu thụ...

Chợ trâu Cán Cấu (Si Ma Cai - Lào Cai) từ lâu đã là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc. Có người còn gọi vui đây là “sàn giao dịch” trâu, bởi mỗi phiên chợ có tới hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Sín Mần (Hà Giang) tụ hội về đây. Đến thăm phiên chợ độc đáo này, chúng tôi “mắt thấy, tai nghe” nhiều mẩu chuyện vui.

Năng suất thấp, giá thành sản xuất cao, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh… là những hạn chế của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay. Nếu không khắc phục những tồn tại này, ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Trong đó, dự kiến, thuế suất nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu bằng 0%.

Dọc quốc lộ 1 tại khu phố Lương Hòa (thị trấn Lương Sơn - Bắc Bình - Bình Thuận) dễ dàng nhận thấy đàn bò béo tròn bên ruộng cỏ voi xanh mơn mởn thay cho ruộng hoa màu kém hiệu quả trước đây. Đó là mô hình trồng cỏ nuôi bò của các hộ dân nơi đây.

Huyện Đơn Dương là nơi nghề chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với hơn 8.600 con. Trên địa bàn huyện này có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa nguyên liệu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp đồng loạt ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những gia đình nuôi bò sữa mới phát sinh.