Xã Lùng Khấu Nhin Thêm 44 Hộ Được Nhận Lợn Giống Luân Chuyển

Xã Lùng Khấu Nhin (Lào Cai): Thêm 44 hộ được nhận lợn giống luân chuyển Đến nay, 41 hộ dân tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã được nhận luân chuyển 44 con giống lợn đen địa phương, trong đó có 41 con cái, 3 con đực.
Số lợn luân chuyển này thuộc “Ngân hàng lợn” của mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa của “Dự án nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua can thiệp thị trường ở tỉnh Lào Cai” do tổ chức Oxfam (Vương quốc Anh) tài trợ.
Hiện, đàn lợn luân chuyển đang sinh trưởng, phát triển tốt và chuẩn bị cho phối giống. Dự kiến trong thời gian tới sẽ có thêm 6 con lợn giống phát triển từ đàn lợn nói trên với trọng lượng đạt 10 - 13kg/con.
Trong Dự án, từ đầu năm 2012, có 117 hộ dân tại các thôn: Sín Lùng Chải A, Sín Lùng Chải B, Chu Lìn Phố, Ma Ngán B của xã Lùng Khấu Nhin được nhận hỗ trợ 150 con lợn giống hậu bị thuộc dòng lợn đen địa phương.
Hiện, tổng đàn phát triển thêm đạt số lượng 483 con, lợn sinh trưởng, phát triển tốt, hình thức lợn đồng đều, khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn so với đàn lợn cùng dòng tại địa phương.
Lợn đen bản địa là sản phẩm chăn nuôi đặc hữu của đồng bào dân tộc thiểu số Mường Khương với hai sản phẩm chính lợn đen “cắp nách” và lợn đen giống to.
Related news

Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) tại đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là một trong những chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước.

Ngày 2/7, Tổng cục Thủy sản cho biết, theo thông tin từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trong tháng 4/2013, Nhật Bản đã phát hiện và trả về 5 lô hàng tôm đông lạnh của Indonesia vì có dư lượng Benzalkonium Chloride (BKC) vượt quá giới hạn 0,01 ppm.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung thực hiện các dự án nâng cao chất lượng giống bò, tầm vóc đàn bò được cải thiện; các mô hình chăn nuôi heo tập trung quy mô lớn, chăn nuôi gà an toàn sinh học được tỉnh khuyến khích đầu tư, đã phát triển ở nhiều địa phương.

Năng suất bình quân của các mô hình đạt trên 1.500 kg kén/ha dâu, tăng 15% so với đại trà; thu nhập từ kén đạt trên 150 triệu đồng/ha dâu; tập huấn cho hàng trăm hộ nông dân kỹ thuật nuôi tằm… là những kết quả nổi bật của dự án "Trồng dâu và nuôi tằm giống mới" do bà Nguyễn Thị Min - Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ trung ương - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam làm chủ nhiệm. Dự án được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2013.

Diện tích trồng cây ăn quả ở xã Hoàng Hoa Thám (TX Chí Linh, Hải Dương) có xu hướng giảm do nông dân phá bỏ một phần diện tích vải thiều. Từ năm 2010 - 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở KH-CN Hải Dương) đã xây dựng mô hình SX thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha với 6.000 hom.