Vốn tín dụng chính sách góp phần xây dựng nông thôn mới
Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn làm việc với Ban đại diện HĐQT Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã La Gi (Bình Thuận).
Ông Nguyễn Thành Tâm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã góp phần tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.
Đến nay chi nhánh đã thực hiện cho vay hơn 1.400 tỷ đồng với 73.958 hộ hưởng lợi thuộc 96 xã NTM.
Riêng chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã cho vay hơn 87 tỷ đồng trên địa bàn 21 xã xây dựng NTM.
Hiện, 80% dân số trên địa bàn tỉnh sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh là nhờ đầu tư từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH.
Ông Nguyễn Thanh Tuyền – Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Bình Thuận cho biết, từ đầu năm 2014 đến tháng 10.2015, tổng dư nợ thực hiện cho vay 12 chương trình tín dụng phát triển nông thôn của chi nhánh đạt hơn 1.833 tỷ đồng.
Ông Lại Xuân Môn đã đi thực tế nắm bắt tình hình thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại một số địa phương trong tỉnh Bình Thuận; làm việc với Ban đại diện HĐQT, lãnh đạo Ngân hàng CSXH thị xã La Gi.
Tại buổi làm việc, bà Phùng Thị Thọ - Chủ tịch UBND thị xã La Gi cho biết, thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn, từ đầu năm đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã đã cho vay gần 35 tỷ đồng tại 4 xã NTM.
Kết thúc buổi làm việc với Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Bình Thuận, ông Lại Xuân Môn khẳng định, những năm qua, địa phương đã thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Vốn tín dụng chính sách đã mang lại hiệu quả lớn về mặt xã hội như góp phần xây dựng NTM, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo…
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị ngành hàng cà phê tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM đã “nóng” hừng hực khi vô số những khó khăn, bất cập đang gây bất ổn nghiêm trọng ngành hàng này được các DN nêu ra.
Đó là kết quả đánh giá về hiệu quả kinh tế sau khi tổng kết mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ trong ao thực hiện tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát do Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai triển khai.
Sản lượng thủy sản đưa vào chế biến xuất khẩu cao hơn các năm trước với tỷ lệ gần 60% tổng sản lượng; giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 7,2%, so với năm 2012.
Từ tháng 9–2013, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Ninh Thuận đã triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP cho cơ sở Anh Khoa (thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, Thuận Nam). Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra triển vọng mới cho người nuôi tôm phát triển nghề theo hướng bền vững.
Vừa qua, tại TP. Cần Thơ, Hiệp hội cá Tra Việt Nam kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long” (ĐBSCL).