Nuôi rắn ri voi trong bể xi-măng
Nhiều người đã thành công với các kiểu nuôi trên. Bên cạnh đó, còn không ít bà con gặp khó khăn trong quá trình nuôi, có những trường hợp tỷ lệ hao hụt rất lớn, có người nuôi 100 con sau 1 năm chỉ còn vài con.
Hiện nay có rất nhiều tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn ri voi với nhiều kiểu nuôi khác nhau, ở đây tôi xin chia sẻ với bà con vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi tích luỹ được qua những năm nuôi loài rắn này.
Có 2 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt khi nuôi rắn ri voi:
Thứ nhất, bà con chưa nắm được chính xác kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc rắn ri voi con chưa đúng cách, xây hồ không đúng tiêu chuẩn, cách bố trí các vật dụng trong hồ để tạo môi trường cho rắn sinh trưởng chưa phù hợp.
Thứ hai, chọn nguồn rắn giống không đạt chất lượng. Bà con phải hết sức lưu ý, nuôi rắn thương phẩm (rắn thịt) hoàn toàn khác với nuôi rắn để giống. Nếu nuôi rắn thương phẩm có thể nuôi trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nuôi rắn giống thì điều kiện khắt khe hơn nhiều, chẳng hạn như: hồ nuôi phải rộng, đầy đủ ánh sáng và gần giống với điều kiện tự nhiên. Rắn mẹ phải cho ăn đầy đủ (có ý kiến cho rằng rắn mẹ khi mang thai không nên cho ăn nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng sức khoẻ rắn mẹ, theo tôi quan điểm này hoàn toàn sai; có ăn đầy đủ thì rắn con sinh ra mới khoẻ mạnh, thích nghi với điều kiện môi trường (đặc biệt khi thời tiết thay đổi như mưa nhiều) và sinh trưởng tốt.
Xin có vài lời khuyên với bà con nuôi rắn:
Nghiên cứu kỹ thuật trước khi nuôi, bà con có thể nghiên cứu các tài liệu tin cậy (lưu ý không nên hoàn toàn tin tưởng vào các tài liệu, chủ yếu đọc để tích luỹ kinh nghiệm), tốt hơn hết là bà con đến các trại rắn lớn có uy tín để tham khảo kỹ thuật.
Chọn rắn giống có chất lượng, bà con không nên mua rắn giống không rõ nguồn gốc. Trước khi mua cần phải xem trại giống, xem nơi nuôi rắn bố mẹ có đạt tiêu chuẩn không. Rắn bố mẹ nuôi trong môi trường đạt chất lượng thì rắn con mới thật sự tốt.
Rắn con mới sinh ra có khả năng ăn mồi rất sớm, tuy nhiên nên chọn mua rắn sau khi sinh 1 tuần và đã cho ăn mồi ít nhất 1 lần. Nếu các trại giống có hỗ trợ nuôi cho khách hàng 1 tháng thì càng tốt (giá sẽ cao hơn).
Trên đây là vài kinh nghiệm tôi muốn chia sẻ với bà con để mọi người tham khảo thêm nhằm giúp bà con nuôi rắn đạt kết quả cao. Bà con cần tham khảo kỹ thuật hoặc muốn trực tiếp đến xem trại giống, xin liên hệ số điện thoại: 0919.579.357.
Có thể bạn quan tâm
Tham gia cổ phần với doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản để khai thác, xuất khẩu cá ngừ đại dương - chuyện tưởng chỉ có trong mơ của ngư dân miền Trung - lại đang được triển khai thí điểm. Đây là cơ hội lớn để ngư dân Việt Nam chuyển mình, thay đổi cách làm nhằm nâng cao lợi nhuận.
Do thời tiết diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho quá trình nuôi tôm. Bên cạnh đó, việc chăm sóc, quản lý ao nuôi không hợp lý, chất lượng con giống không đảm bảo nên đã có hiện tượng tôm chết xảy ra ở một số ao nuôi tôm công nghiệp trên địa huyện Đầm Dơi (Cà Mau).
Trong đó, sản lượng thủy sản nước lợ, mặn đạt 5.435,5 tấn các loại (tôm chân trắng, tôm sú, cua, cá…), tăng 33,7%; sản lượng nước ngọt 3.468,9 tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá tôm chân trắng tăng nhẹ, riêng tôm sú và cá nước lợ tăng cao. Tôm sú loại 40 con/kg có giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg; cá dìa, cá đối, cá kình trên 150.000 đồng/kg; cua có giá 150.000- 170.000 đồng/kg.
Những năm gần đây, cùng với quá trình mở rộng diện tích tăng mật độ nuôi tôm, môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, diễn biến dịch bệnh trên tôm khó kiểm soát. Năm 2014, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) đối diện với tình trạng tôm bị bệnh gan tụy, tôm chậm lớn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Hiện nay, Hoàng Diệu (Thái Bình) chỉ còn 2.500/4.129 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi có gần 800 hộ với quy mô nhỏ lẻ. Một trong những điểm sáng về chăn nuôi của Hoàng Diệu là mô hình gia trại nuôi lợn rừng của ông Phạm Ðình Phiếm ở tổ 24.