Xuất khẩu cá tra giành lại thị trường EU

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá XK hàng thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2015 vào EU chỉ đạt 547 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 5 tháng đầu năm, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị cá tra XK sang thị trường EU “bốc hơi” 15,6% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 118,9 triệu USD.
Phân tích về nguyên nhân sụt giảm XK cá tra, theo VASEP, trong vòng 2 năm trở lại đây, công tác quảng bá thương hiệu cá tra Việt Nam tại EU còn yếu, chất lượng bị “bôi xấu”, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhận thức của người tiêu dùng và các nhà NK. Thêm vào đó, từ cuối năm 2014, đồng Euro bị mất giá kỷ lục so với USD cũng tác động lớn đến sức cạnh tranh của hàng Việt.
Là một trong những thị trường chủ lực của thủy sản Việt Nam, nhưng EU đang có xu hướng giảm lượng nhập khẩu (NK) thủy sản từ Việt Nam do uy tín chất lượng giảm, sự cạnh tranh của các sản phẩm từ các nước khác, các rào cản về tiêu chuẩn sản xuất thủy sản như GlobalGAP, ASC. Do đó, nếu Việt Nam không có những nỗ lực để thay đổi chất lượng, hình ảnh, và tuân thủ các quy định sản xuất tốt hơn thì XK cá tra vào EU khó tăng trở lại.
Hơn nữa, tiếp cận hệ thống bán lẻ khu vực thị trường EU đang đặt ra nhiều thách thức cho DN Việt về yêu cầu chất lượng, quy chuẩn cao, đàm phán tài chính khắt khe, yêu cầu lượng cung hàng lớn, thương hiệu...
Theo VASEP, để góp phần giành lại thị trường EU, thời gian tới, các DN cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu, chất lượng cá tra một cách hiệu quả, giành lại niềm tin của người tiêu dùng EU.
Ngoài ra, để tăng lực cho cá tra, cần thực hiện các giải pháp cấp bách như: Ổn định vùng nguyên liệu chất lượng cao; ưu tiên hỗ trợ vốn cho sản xuất và chế biến; gia tăng chế biến sâu và chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng. Quan trọng hơn, Chính phủ cần có biện pháp tăng cường kiểm soát chất lượng XK để tránh gian lận về chất lượng khiến uy tín sản phẩm cá tra bị ảnh hưởng. Đồng thời, các DN cần tích cực, chủ động yêu cầu hỗ trợ về mặt kỹ thuật, thông tin tiêu chuẩn, thông tin thị truờng... từ chính nhà phân phối để bảo đảm sản phẩm phù hợp quy định chung của EU, với yêu cầu của nhà nhập khẩu và được nguời tiêu dùng chấp nhận.
Để góp phần giành lại thị trường EU, thời gian tới, các DN cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu, chất lượng cá tra một cách hiệu quả, giành lại niềm tin của người tiêu dùng EU.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân huyện Châu Phú nuôi thử nghiệm mô hình tôm càng xanh toàn đực trong ao đất và thu được thành công bước đầu. Phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Châu Phú cho biết, hiện có 16 hộ nuôi tôm càng xanh toàn đực chính vụ với diện tích 11,3 héc-ta, thuộc địa bàn các xã: Thạnh Mỹ Tây, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Phú. Giá tôm hiện nay khoảng 230.000 đồng/kg, đây là mức giá lý tưởng cho nông dân.

Trong tình hình dịch bệnh tôm nước lợ bùng phát mạnh thời gian gần đây, đặc biệt là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà vẫn chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu khiến người dân trong vùng chưa dám mạnh dạn đầu tư vào con tôm thì tại Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ Nông nghiệp Nam bộ, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã nuôi thành công 6 ao nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tiên.

Nông dân xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đang vào vụ thu hoạch gừng trên đất cồn với lợi nhuận khá cao. Hiện, giá gừng khoảng 21.000 - 23.000 đồng/kg (năng suất bình quân khoảng 2 tấn/công), sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân còn lãi từ 15 đến 18 triệu/công.

Từ ngày 6/8-10/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Trà Vinh đã tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng”. Có 30 học viên là cán bộ khuyến nông khuyến ngư cấp tỉnh, huyện và nông dân nuôi tôm ở 02 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải tham gia lớp tập huấn.

Huyện Kbang có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.