Vốn tín dụng chính sách góp phần xây dựng nông thôn mới
Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn làm việc với Ban đại diện HĐQT Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã La Gi (Bình Thuận).
Ông Nguyễn Thành Tâm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã góp phần tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.
Đến nay chi nhánh đã thực hiện cho vay hơn 1.400 tỷ đồng với 73.958 hộ hưởng lợi thuộc 96 xã NTM.
Riêng chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã cho vay hơn 87 tỷ đồng trên địa bàn 21 xã xây dựng NTM.
Hiện, 80% dân số trên địa bàn tỉnh sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh là nhờ đầu tư từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH.
Ông Nguyễn Thanh Tuyền – Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Bình Thuận cho biết, từ đầu năm 2014 đến tháng 10.2015, tổng dư nợ thực hiện cho vay 12 chương trình tín dụng phát triển nông thôn của chi nhánh đạt hơn 1.833 tỷ đồng.
Ông Lại Xuân Môn đã đi thực tế nắm bắt tình hình thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại một số địa phương trong tỉnh Bình Thuận; làm việc với Ban đại diện HĐQT, lãnh đạo Ngân hàng CSXH thị xã La Gi.
Tại buổi làm việc, bà Phùng Thị Thọ - Chủ tịch UBND thị xã La Gi cho biết, thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn, từ đầu năm đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã đã cho vay gần 35 tỷ đồng tại 4 xã NTM.
Kết thúc buổi làm việc với Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Bình Thuận, ông Lại Xuân Môn khẳng định, những năm qua, địa phương đã thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Vốn tín dụng chính sách đã mang lại hiệu quả lớn về mặt xã hội như góp phần xây dựng NTM, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo…
Related news
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết dự báo sản lượng thức ăn cho gia súc, gia cầm cả năm 2014 đạt xấp xỉ 14 triệu tấn, tăng khoảng 700.000 tấn so với năm 2013. “Thức ăn cho nuôi tôm và cá tra dự báo cũng sẽ tăng mạnh, góp phần đưa sản lượng cả năm tăng khoảng 10% so với năm ngoái”, ông Lịch cho biết.
Thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành (Hậu Giang), hiện giá bưởi Năm Roi tiếp tục tăng trung bình 5.000 đồng/kg so với 10 ngày trước đó. Cụ thể bưởi loại I từ 1kg trở lên hiện tại có giá từ 25.000-27.000 đồng/kg; loại II từ 800g đến dưới 1kg có giá 10.000-15.000 đồng/kg.
Biết tin Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục triển khai chương trình thí điểm BHNN, anh Lâm Văn Tiến, hộ nuôi tôm công nghiệp xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu rất mừng. Anh cho biết: Vậy là chúng tôi thấy đỡ hẳn gánh nặng rồi, chứ cứ vừa nuôi tôm vừa ngóng chủ trương, phập phồng theo từng con nước, từng cơn mưa thế này, bà con nuôi tôm cơ cực lắm.
Theo thống kê của Sở Công Thương, 6 tháng đầu năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của nhóm hàng gỗ và lâm sản xuất khẩu (G-LSXK) ước thực hiện gần 140 triệu USD, chiếm tỉ trọng 44,6%, đạt 46,5% kế hoạch năm và tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2013.
Sáng 6-9, Sở NN&PTNT phối hợp Tổng cục nuôi trồng thủy sản tổ chức triển khai Nghị Định số 36/ 2014 của Chính Phủ về việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra cho lãnh đạo các huyện kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung và người nuôi cá tra trong tỉnh Sóc Trăng.