Vẫn cần thận trọng khi khoai lang sốt giá

Tỉnh Vĩnh Long đang tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó khoai lang được xác định là cây trồng chủ lực.
Vì vậy, ngành Nông nghiệp khuyến cáo bên cạnh việc tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ và ứng dụng kĩ thuật, nông dân cần tổ chức lại sản xuất để giảm bớt rủi ro.
Hiện tại giá khoai lang tại huyện Bình Tân (Vĩnh Long), vùng trồng khoai lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long tăng gấp 3-4 lần so với cách đây 2 tháng.
Khoai lang tím Nhật rất được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc, dao động từ 800.000-900.000 đồng/tạ (60kg).
Có thương lái trả 1 triệu đồng/tạ nhưng nông dân không còn khoai để bán.
Với giá này, trừ chi phí nông dân còn lời khoảng 10 triệu đồng/công đất (1.000m²).
Giá khoai lang tăng do vào cuối vụ nông dân không còn khoai để bán.
Phòng NN&PTNT huyện Bình Tân cho biết, mỗi ngày nông dân chỉ thu hoạch trên 10ha.
Trong số 1.300ha diện tích trồng khoai lang của huyện Bình Tân, hơn 2/3 diện tích mới xuống giống, số còn lại phần nhiều chưa tới ngày thu hoạch.
Do giá khoai tăng, người dân đồng loạt xuống giống, thiếu vệ sinh đồng ruộng.
Theo ông Ngô Văn Tua, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Thành Đông (xã Thành Đông, huyện Bình Tân), từ tháng 4 đến tháng 8-2015, giá khoai lang rớt thê thảm, chỉ còn từ 100.000 - 200.000 đồng/tạ.
Những loại khoai không đúng kích cỡ, thương lái không mua, bán trong nước chỉ còn chừng 50.000 đồng/tạ khiến hàng loạt nông dân thua lỗ.
Ông Trần Văn Lành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thành Đông cho biết: “Thời gian này, có 1 vị nguyên phó chủ tịch xã đã đi thuê 100 công đất trồng khoai lang đã lỗ hơn 1 tỉ đồng”.
Chính vì vậy, nhiều hộ phải chuyển từ trồng khoai lang sang trồng lúa hoặc cây màu khác, nên hiện nay vào cuối vụ khoai lang, nông dân không còn khoai để bán.
Tình trạng khi vào mùa thu hoạch rộ khoai lang, nông dân bị ép giá làm giá khoai giảm.
Cuối vụ thì giá tăng lên, bà con lại bỏ lúa trồng khoai, vòng lẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại, hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Các thương lái Trung Quốc chỉ tập trung thu mua giống khoai lang tím Nhật và luôn có sự thay đổi về quy cách làm cho người sản xuất khoai lang không thể nắm được thị trường tiêu thụ, đầy rủi ro.
Nông dân sản xuất theo kiểu tự phát, tập trung trồng nhiều giống khoai lang tím Nhật nên gặp lúc thu hoạch, sản lượng nhiều bị ứ đọng phải bán với giá rẻ, thua lỗ nặng.
Tỉnh Vĩnh Long đang tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó khoai lang được xác định là cây trồng chủ lực.
Vì vậy, ngành Nông nghiệp khuyến cáo bên cạnh việc tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ và ứng dụng kĩ thuật, nông dân cần tổ chức lại sản xuất để giảm bớt rủi ro.
Có thể bạn quan tâm

Mía và sắn là 2 loại cây trồng chủ lực của huyện Ðồng Xuân (Phú Yên). Ngành Nông nghiệp của huyện đang tiến hành đưa các bộ giống mới vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Ðặc biệt là cây sắn, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình canh tác cây trồng bền vững, giúp người dân ổn định sản xuất.

Với nhiều nông dân không có đất sản xuất, cuộc sống sẽ trở nên khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có những nông dân như những chú ong miệt mài tìm mật bằng cách thuê vườn cao su non chưa khép tán để trồng hoa màu.

Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với cây lúa, cây ngô phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Để ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, việc chọn các giống ngắn ngày "né" được lụt, chống chịu hạn tốt sẽ giảm thiểu đáng kể sự thiệt hại và được coi là những yếu tố tiên quyết để có một vụ mùa thắng lợi.

Nông dân xã Tân An (Tân Châu - An Giang) có thu nhập cao từ mô hình nuôi lươn trong bồn chất ủ bằng cây bắp khô. Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi lươn, nông dân Trịnh Minh Tiến Anh cho biết, sau 6 tháng nuôi, anh vừa bán 2 bồn lươn khoảng 15.000 con, thu lãi gần 15 triệu đồng. Mùa nước nổi năm nay, giá lươn nuôi được thương lái mua cao hơn những năm trước. Lươn được phân thành hai loại: Loại I: Từ 200gr trở lên bán với giá 115.000 đồng/kg; loại II: Từ 150gr – dưới 200gr bán giá 110.000 đồng/kg.

Tại Hội thảo “Tìm giải pháp quản lý chất lượng tôm giống” do Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận tổ chức mới đây, các đại biểu đều ủng hộ phương án phải kiểm tra chất lượng tôm giống bố mẹ từ nước ngoài.