Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân với tái cơ cấu mong có hiệp hội lúa gạo kiểu Myanmar

Nông dân với tái cơ cấu mong có hiệp hội lúa gạo kiểu Myanmar
Ngày đăng: 29/10/2015

Nhiều mục tiêu áp đặt, thiếu thực tế

Tại hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo đề án tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo do Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) tổ chức sáng 28.10 tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng “chưa nghiêm túc” trong quá trình xây dựng đề án này.

Nông dân phơi lúa tạm trữ, chờ giá lên ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp).

Ông Nguyễn Tiến Dũng –Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời cho rằng, Cục Trồng trọt đã đưa ra các mục tiêu “chạy theo thị trường”, không sát với thực tế sản xuất, kinh doanh lúa gạo trong nước.

Ví dụ như trong mục tiêu đến năm 2020, đề án đặt mục tiêu tỷ lệ gạo xuất khẩu chất lượng cao đạt 60 – 70% tổng lượng gạo xuất khẩu, trong đó gạo thơm, đặc sản phải chiếm 20 – 30%.

Tuy nhiên, đề án lại không tính đến chuyện để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp (DN) phải bán gạo cho ai, ở thị trường nào?

“Ví dụ như gạo thơm, hiện đã có hàng trăm giống, giống nào cũng tốt, cũng thơm nhưng DN, nông dân không biết thị trường cần giống nào.

Nếu không có những điều tra cụ thể mà chỉ áp đặt mục tiêu, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục luẩn quẩn trong việc trồng giống gì, diện tích bao nhiêu...”-ông Dũng nói thêm.

Ông Huỳnh Thế Năng – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II) cũng cho rằng nhiều mục tiêu trong đề án này còn rất “ngây ngô”, không thực tế.

Cụ thể như, đề án cho rằng, các DN thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) toàn là DN lớn, có thể “dắt mũi” hoạt động kinh doanh, xuất khẩu gạo.

Nhưng theo ông Năng, VFA hiện chỉ có Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood I) và Tổng Công ty lương thực Miền Nam (Vinafood II) là DN lớn, còn lại cả nước hiện  có 130 DN có giấy phép xuất khẩu gạo đều là DN vừa và nhỏ.

Do đó, theo ông Năng, đề án đặt mục tiêu mở rộng VFA với đại diện nhiều thành phần khác trong chuỗi lúa gạo như nông dân, cơ quan quản lý nhà nước, các thành phần DN xay xát, chế biến… là không thực tế.

VFA là hiệp hội của các nhà xuất khẩu gạo, kinh doanh lúa gạo, còn đại diện nông dân đã có Hội Nông dân.

Về vấn đề này, ông Bùi Bá Bổng - nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho rằng, Việt Nam cần một hiệp hội lúa gạo, kiểu như hiệp hội lúa gạo của Myanmar hay Campuchia đã hoàn thiện, hoạt động rất tốt và theo cơ chế thị trường.

Ông Bổng cho rằng, Việt Nam nên học tập thêm từ các hiệp hội này.

“Cái cần không có, cái khó chưa thông”

Nhiều ý kiến tại hội nghị cho rằng những vấn đề cần thiết cho phát triển sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSL hiện nay như cơ sở hạ tầng, giao thông, cảng biển… chưa được quan tâm đúng mức trong đề án.

Theo ông Huỳnh Thế Năng, đề án đặt mục tiêu xây dựng giống lúa Jasmine thành một sản phẩm có thương hiệu của gạo Việt Nam, thế nhưng việc kiểm tra độ thuần của Jasmine hiện rất khó khăn.

Cả vùng ĐBSCL chỉ có Viện Lúa Ô Môn (Cần Thơ) có máy phân tích độ thuần của Jasmine nhưng thời gian cho kết quả kéo dài 7-10 ngày, với giá cũng cao hơn nhiều so với nước ngoài.

Ngược lại, ở Thái Lan, việc kiểm tra chỉ tốn 7 – 8 giờ.

Việc thiếu máy móc kiểm tra chất lượng gạo khiến DN xuất khẩu gạo thơm phải đối mặt nhiều rủi ro.

Ví dụ như năm ngoái, có 1 DN đưa 1.000 tấn gạo thơm vào Mỹ nhưng đã lỗ hơn 4 tỷ đồng, vì chất lượng gạo không đạt yêu cầu của phía Mỹ.

Cũng theo ông Năng, ở ĐBSCL có 4 nhóm sản phẩm lớn gồm lúa gạo, tôm, cá và trái cây, sản phẩm nào cũng có sản lượng cả triệu tấn, nhưng mạng lưới giao thông ở ĐBSCL lại rất kém, không tải nổi lượng hàng hóa trên.

Hơn nữa, nông sản muốn xuất khẩu phải đưa về TP.HCM khiến chi phí vận chuyển đội lên từ 9 – 12USD/tấn. 


Có thể bạn quan tâm

Hình thành nền nông nghiệp hiện đại Hình thành nền nông nghiệp hiện đại

Tại Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVI một trong những mục tiêu đã được Đảng bộ TP. Hà Nội đặt ra và thông qua nghị quyết của Đại hội lần thứ XV là xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn thủ đô với nền sản xuất ngày càng hiện đại, có giá trị kinh tế cao...

04/11/2015
Phân bón giả hoành hành nhưng kết quả xử lý lại êm đẹp Phân bón giả hoành hành nhưng kết quả xử lý lại êm đẹp

Phát biểu trước Quốc hội sáng nay (2.11), đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đã cảnh báo tình trạng phân bón, giả, phân bón kém chất lượng gây ảnh hưởng cho mùa màng, môi trường, sức khỏe cộng đồng và uy tín của thương hiệu nông sản Việt Nam là rất lớn.

04/11/2015
Tích cực tuyên truyền ý nghĩa Quỹ Hỗ trợ nông dân Tích cực tuyên truyền ý nghĩa Quỹ Hỗ trợ nông dân

Đó là một trong những yêu cầu của Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn. Tham dự buổi làm việc có ông Huỳnh Thanh Xuân - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy và bà Trần Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

04/11/2015
Nên hỗ trợ 100.000 tỷ đồng cho nông dân làm ăn Nên hỗ trợ 100.000 tỷ đồng cho nông dân làm ăn

Hội nghị “Tác động của Hiệp định TPP đến nền nông nghiệp Việt Nam”, ông Nguyễn Hoàng Dũng - Giám đốc nghiên cứu và phát triển, Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM đề xuất Nhà nước cần phải có gói 100.000 tỷ đồng hỗ trợ cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

04/11/2015
Người trồng lúa, rau, hoa đều thu nhập khá Người trồng lúa, rau, hoa đều thu nhập khá

So với các huyện ngoại thành khác của Hà Nội, Đông Anh là huyện có điều kiện thuận lợi về sản xuất nông nghiệp hơn cả, với các vùng sản xuất rau quả an toàn, cho giá trị kinh tế cao. Cũng chính nhờ thế, thu nhập trung bình của nông dân tại đây đã đạt khá cao và đang tiếp tục tăng.

04/11/2015