Sản phẩm VietGAP nào được hỗ trợ

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:
Ngày 26.10.2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT, ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Theo đó những sản phẩm sau đây sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ này:
- Sản phẩm trồng trọt: Rau, quả, chè, cà phê, hồ tiêu, lúa.
- Sản phẩm chăn nuôi: Lợn, gia cầm, thủy cầm, bò sữa, ong.
- Sản phẩm thủy sản: Cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi.
Tuy nhiên để được hưởng chính sách hỗ trợ, theo quy định tại Điều 1, Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT thì sản phẩm đó phải đáp ứng ứng 2 điều kiện sau:
1.Sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế hoặc VietGAP hoặc GAP khác hoặc tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc tiêu chuẩn nông nghiệp hữu khác được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho áp dụng.
2.Sản phẩm chủ lực có thị trường tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu.
Về chính sách hỗ trợ (Điều 5, Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg):
Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông lâm thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó ngân sách nhà nước hỗ trợ: Không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo; đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; dạy nghề cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn; biên soạn, in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ các lớp đào tạo, tập huấn;
Kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại và được hưởng các chính sách hỗ trợ và ưu đãi khác theo các quy định hiện hành.
Có thể bạn quan tâm

Giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục tăng và được kéo lên cao nhất trong vòng 2 năm gần đây khi Trung Quốc đẩy mạnh mua vào. Trong khi đó, doanh nghiệp “kêu” gặp khó do không thể cạnh tranh lại, thiếu nguyên liệu thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Đến trang trại của anh Hoàng Văn Công ở thôn Bạch Nao (xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy trên ao từng đàn... vịt giời đang bơi lội thoả thê.

Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn (Nghệ An) phấn khởi: Năm 2006, chính quyền xã vận động nhân dân thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập. Xã chọn 9 hộ tại thôn Hội Lâm chuyển đổi 2 ha đất trồng mía tại xứ Đồng Cạn sang trồng dưa hấu và bí xanh theo công thức 3 vụ/năm (2 vụ dưa hấu + 1 vụ bí xanh).

Từ bao đời nay, nông dân xã Tân Thủy (Ba Tri - Bến Tre) luôn gắn bó với nghề trồng hoa màu. Trong đó, nhiều nông dân đổi đời nhờ hành tím.

Vào tháng 8-2012, Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”. Huyện Châu Thành được hỗ trợ 4 mô hình: 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo lai và 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần tại xã Sơn Hòa và Tam Phước.