Chính thức có huyện nông thôn mới
Sau hơn 4 năm xây dựng NTM Đan Phượng đã có 13/15 xã đạt chuẩn NTM, hiện còn hai xã là Hồng Hà và Thọ Xuân đang hoàn tất hồ sơ trình thành phố phê duyệt xã đạt chuẩn NTM.
Theo đó, huyện đã xây dựng được 22km đường trục thôn, 136km đường ngõ xóm, 80km đường nội đồng với kinh phí khoảng 317,4 tỷ đồng;
Nhân dân đã đóng góp 413.722 ngày công và hiến 2.522m2 đất thổ cư, hàng chục nghìn m2 đất nông nghiệp; Chuyển đổi được hơn 951ha, trong đó 387ha cây ăn quả với giá trị thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm.
Đến hết năm 2014, thu nhập bình quân đầu người đạt 28,8 triệu đồng/người/năm (tăng 14,3 triệu đồng/người/năm so năm 2010), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,2% (năm 2010 là 12,2%), tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là 94,1%...
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo Hà Nội và huyện Đan Phượng tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, tổng kết các mô hình, cách làm hay để nhân rộng ra cả nước.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh biểu dương kết quả huyện Đan Phượng đã đạt được, vinh dự là huyện đầu tiên của Thủ đô và là 1 trong 10 huyện tiêu biểu trên cả nước được công nhận huyện NTM.
Thành công của Đan Phượng là cơ sở, tiền đề để Thủ đô tiếp tục đạt được kết quả cao hơn nữa trong xây dựng NTM.
Tuy nhiên, chặng đường xây dựng NTM còn nhiều khó khăn, thách thức, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Hà Nội cần phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác tổng kết, đánh giá kết quả Chương trình, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện.
Đặc biệt là các mô hình sản xuất mới hiệu quả để nhân rộng ra cả nước…
Có thể bạn quan tâm
Sản xuất nông nghiệp vụ xuân thường phải đối phó với tình trạng khó khăn về nguồn nước. Theo nhận định của Trung tâm khí tượng thủy văn Bắc Kạn, tổng dòng chảy trên các triền sông, suối thuộc địa bàn tỉnh sẽ ở mức xấp xỉ dưới trung bình nhiều năm với lượng thiếu hụt khoảng 10-20%.
Sáng 11/12, Sở Công thương Bắc Kạn phối hợp cùng Bộ Công thương tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng "Kiến thức kinh doanh quy mô hộ gia đình" cho 151 học viên là các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Na Rì là huyện có diện tích trồng cây dong riềng lớn của tỉnh với khoảng 455ha. Thời điểm này, chính quyền địa phương đang chỉ đạo bà con nông dân tranh thủ thời tiết nắng ráo, tập trung thu hoạch dong riềng. Mặc dù so với năm 2013, diện tích trồng dong của huyện có giảm nhưng lại là vụ thắng lợi đối với người trồng dong bởi củ dong vừa được mùa lại vừa được giá.
Có lẽ chẳng ai nhớ cây quýt được trồng ở các xã khu vực phía đông của huyện Chợ Đồn từ khi nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quýt đã trở thành cây trồng giúp nhiều hộ dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên, Đại Sảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Những ngày này không khí ở xóm Minh Hồ (xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp) náo nhiệt hẳn lên, bởi bà con đang bước vào mùa thu hoạch cam với niềm vui được mùa. Khắp các vườn trong xóm, xung quanh nhà, đâu đâu cũng thấy màu vàng chín rộ của những vườn cam quả trĩu cành.