Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hành trình 40 năm đưa nhãn chín muộn xuất ngoại

Hành trình 40 năm đưa nhãn chín muộn xuất ngoại
Ngày đăng: 29/10/2015

Lão nông Triệu Tiến Ích sinh năm 1953, ở thôn Lại Du, xã An Thượng, huyện Hoài Đức.

Sau khi rời quân ngũ trở về, bắt tay vào làm kinh tế, dù xoay xở nhiều nhưng điều kiện kinh tế gia đình ông vẫn còn khó khăn.

Không cam chịu đói nghèo và nhận thấy đồng đất quê hương có giống nhãn ngon, ông Triệu Tiến Ích đã quyết tâm nghiên cứu để bắt giống cây đặc sản này ra hoa đậu quả trái mùa từ năm 1994.

Ông Ích chia sẻ, do lúc đầu chưa có kinh nghiệm, những cây nhãn được ươm trồng có tỷ lệ đậu quả rất thấp hoặc cũng có khi cây đậu quả rồi lại rụng.

Dù rất tốn công, tốn của nhưng không nản chí, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu chiết ghép, tìm hiểu kỹ thuật của các chuyên gia, cũng như học hỏi kinh nghiệm trong dân gian để thực hiện ý tưởng.

Cuối cùng, ông chọn được 7 giống nhãn lồng cùi chín và đặt theo tên chữ viết tắt của tên mình là TI11 đến TI17.

Trong đó, đã có 2 giống được cấp có thẩm quyền thành phố chấp nhận, bảo hộ và cho phát triển đại trà.

Khi làm chủ được cây nhãn chín muộn, ông Triệu Tiến Ích đã mua và thuê thầu của xã An Thượng hơn 2 ha đất nông nghiệp, trồng hơn 800 cây nhãn chín muộn.

Hiện mỗi năm gia đình ông cung cấp ra thị trường từ 6 – 7 vạn cây nhãn giống chín muộn và trên 20 tấn quả nhãn chín muộn.

Giống nhãn chín muộn được bán với giá cao gấp 2 – 3 lần chính vụ.

Ông Ích còn giúp đỡ miễn phí cho nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn chín muộn; là người khởi xướng và đứng ra thành lập Hội sản xuất, kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức.

Không những thế, nhãn hiệu tập thể “Nhãn chín muộn Hoài Đức” đã được xuất khẩu khoảng 900 kg sang Mỹ thăm dò thị trường.

Nếu thành công, sẽ mở ra triển vọng cho sản phẩm nhãn muộn Hoài Đức.

Đối với thị trường trong nước, giống nhãn chín muộn được xác định là 1 trong 4 cây ăn quả đặc sản của Thủ đô và đang được thành phố tập trung phát triển mở rộng.

Đặc điểm của nhãn chín muộn là quả to, màu vàng sáng, mỏng vỏ, cùi dày, ăn giòn thơm, dễ tiêu thụ với giá bán ổn định.

Với diện tích khoảng 100 ha.

Mỗi ha nhãn muộn cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/vụ.

Ông Nguyễn Văn Thủy, hội viên Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức cho biết, giống nhãn chín muộn của trang trại đã giúp thu nhập bà con tăng lên từ 6 – 7 lần so với trồng lúa và các loại cây ăn quả khác.

“Bác Ích là người năng nổ, nhiệt tình, quán xuyến công việc của Hội và có nhiều sáng kiến cho hoạt động Hội”, ông Thuỷ nói.


Có thể bạn quan tâm

Thanh Hóa phát triển chăn nuôi lợn theo vùng tập trung quy mô lớn Thanh Hóa phát triển chăn nuôi lợn theo vùng tập trung quy mô lớn

Ngoài những chính sách của tỉnh Thanh Hóa, nhiều địa phương còn có chính sách khuyến khích, kích cầu riêng, như: Huyện Nga Sơn có chính sách hỗ trợ 300 triệu đồng/trang trại có quy mô vừa, huyện Quảng Xương hỗ trợ 100 triệu đồng/trang trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn...

22/05/2015
Thu nhập khá từ nuôi gà đá Thu nhập khá từ nuôi gà đá

Xuất phát từ thú chơi gà đá, nhiều người đã gắn bó với việc nuôi, “đào tạo” gà đá một cách chuyên nghiệp. Từ công việc này, nhiều hộ nuôi đã có thu nhập ổn định.

22/05/2015
Đi săn rồng đất Đi săn rồng đất

Rồng đất (còn gọi là kỳ tôm hay càng tôm) sống trong môi trường hoang dã, là đặc sản của các nhà hàng ở Tây Nguyên thời gian gần đây.

22/05/2015
Doanh nghiệp bao tiêu 15 nghìn con thỏ/tháng Doanh nghiệp bao tiêu 15 nghìn con thỏ/tháng

Thông tin từ UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang), Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam (Ninh Bình) vừa ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm thỏ dược liệu cho HTX chăn nuôi thỏ Hợp Thành (Sơn Động).

22/05/2015
Hướng đi mới cho con tôm Hướng đi mới cho con tôm

Có thể nói, nhiều địa phương ven biển ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, con tôm rất được kỳ vọng để giúp người dân đổi đời, giúp địa phương phát triển kinh tế. UBND xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) thừa nhận, hồi trước đời sống người dân vùng này rất cơ cực, cứ mãi thiếu trước hụt sau, bởi sản xuất nông nghiệp không hiệu quả.

22/05/2015