VAHIP Hỗ Trợ Tích Cực Trong Phòng Chống Cúm Gia Cầm Tại Hà Tĩnh
Sáng 18/7, Ban quản lý dự án VAHIP Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và Dự phòng đại dịch ở Việt Nam".
VAHIP hỗ trợ tích cực trong phòng chống cúm gia cầm tại Hà Tĩnh
Từ năm 2007 đến 6/2014, Hà Tĩnh là một trong 11 tỉnh, thành được hưởng lợi từ Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và Dự phòng đại dịch ở Việt Nam”(VAHIP).
Hợp phần dự án giai đoạn 2012 - 2014 thực hiện tại Hà Tĩnh nhằm nâng cao năng lực của ngành Thú y về giám sát, phát hiện, khống chế dịch và sẵn sàng ứng phó với dịch cúm gia cầm theo nguyên lý “One health” với tổng kinh phí hoạt động hơn 6 tỷ đồng.
Dự án VAHIP triển khai trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt, trong đó nâng cao năng lực giám sát dịch bệnh cúm gia cầm từ cơ sở đến huyện, tỉnh; tăng cường khả năng kiểm soát và khống chế dịch bệnh giảm thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, ngân sách phải chi khi có dịch cúm gia cầm xuất hiện.
Dự án đã trang bị đồng bộ các thiết bị phòng chống dịch, thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn cho ngành thú y từ tỉnh tới cơ sở. Qua đó, hỗ trợ tích cực ngành thú y trong hoạt động phòng chống dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh khác trên địa bàn tỉnh; tăng cường giám sát chủ động, nâng cao hiệu quả các biện pháp xử lý triệt để khi có ổ dịch trong phạm vi hộ gia đình.
Công tác phòng chống dịch bệnh đang bị động chuyển sang thế chủ động, bắt đầu từ khâu giám sát lâm sàng, điều tra dịch tễ ổ dịch, phát hiện kịp thời và thực hiện các biện pháp khống chế sớm tại các địa phương có nguy cơ xảy ra dịch cao, không để dịch bùng phát.
Hoạt động của dự án đã hỗ trợ tích cực cho công tác phòng chống cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định và bền vững, góp phần nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, sau gần 5 năm xây dựng, xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành) đã về đích nông thôn mới đúng hẹn.
Theo các chuyên gia, TPP sẽ tạo ra sức ép để Việt Nam đổi mới, cạnh tranh mạnh hơn, đặc biệt là chủ động nâng tầm để gặt hái thành quả.
Gần đây, ở tỉnh Hậu Giang phong trào chăn nuôi động vật hoang dã phát triển rầm rộ, trong đó có mô hình nuôi trăn đất ở thị xã Ngã Bảy. Nhưng thời điểm này, câu chuyện giá cả, đầu ra đang làm người nuôi điêu đứng.
Dự trữ lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu cuộc sống trong trường hợp bị chia cắt, cô lập là một trong các giải pháp phòng, chống được coi trọng trong ứng phó hiệu quả mưa bão. Hàng hóa được chọn để dự trữ là các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Với giá bán dao động ở mức 10.000 – 20.000 đồng/kg cau cành tươi, cao gấp 6 – 12 lần so với năm 2013, 2014 nên người trồng cau và các cơ sở sơ chế rất phấn khởi. Nhưng để niềm vui này được trọn vẹn, chính quyền các địa phương đã khuyến khích người dân không nên phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng để chạy theo cây cau.