VAHIP Hỗ Trợ Tích Cực Trong Phòng Chống Cúm Gia Cầm Tại Hà Tĩnh

Sáng 18/7, Ban quản lý dự án VAHIP Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và Dự phòng đại dịch ở Việt Nam".
VAHIP hỗ trợ tích cực trong phòng chống cúm gia cầm tại Hà Tĩnh
Từ năm 2007 đến 6/2014, Hà Tĩnh là một trong 11 tỉnh, thành được hưởng lợi từ Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và Dự phòng đại dịch ở Việt Nam”(VAHIP).
Hợp phần dự án giai đoạn 2012 - 2014 thực hiện tại Hà Tĩnh nhằm nâng cao năng lực của ngành Thú y về giám sát, phát hiện, khống chế dịch và sẵn sàng ứng phó với dịch cúm gia cầm theo nguyên lý “One health” với tổng kinh phí hoạt động hơn 6 tỷ đồng.
Dự án VAHIP triển khai trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt, trong đó nâng cao năng lực giám sát dịch bệnh cúm gia cầm từ cơ sở đến huyện, tỉnh; tăng cường khả năng kiểm soát và khống chế dịch bệnh giảm thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, ngân sách phải chi khi có dịch cúm gia cầm xuất hiện.
Dự án đã trang bị đồng bộ các thiết bị phòng chống dịch, thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn cho ngành thú y từ tỉnh tới cơ sở. Qua đó, hỗ trợ tích cực ngành thú y trong hoạt động phòng chống dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh khác trên địa bàn tỉnh; tăng cường giám sát chủ động, nâng cao hiệu quả các biện pháp xử lý triệt để khi có ổ dịch trong phạm vi hộ gia đình.
Công tác phòng chống dịch bệnh đang bị động chuyển sang thế chủ động, bắt đầu từ khâu giám sát lâm sàng, điều tra dịch tễ ổ dịch, phát hiện kịp thời và thực hiện các biện pháp khống chế sớm tại các địa phương có nguy cơ xảy ra dịch cao, không để dịch bùng phát.
Hoạt động của dự án đã hỗ trợ tích cực cho công tác phòng chống cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định và bền vững, góp phần nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp.
Related news

Trong đó, sản lượng thủy sản nước lợ, mặn đạt 5.435,5 tấn các loại (tôm chân trắng, tôm sú, cua, cá…), tăng 33,7%; sản lượng nước ngọt 3.468,9 tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá tôm chân trắng tăng nhẹ, riêng tôm sú và cá nước lợ tăng cao. Tôm sú loại 40 con/kg có giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg; cá dìa, cá đối, cá kình trên 150.000 đồng/kg; cua có giá 150.000- 170.000 đồng/kg.

Những năm gần đây, cùng với quá trình mở rộng diện tích tăng mật độ nuôi tôm, môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, diễn biến dịch bệnh trên tôm khó kiểm soát. Năm 2014, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) đối diện với tình trạng tôm bị bệnh gan tụy, tôm chậm lớn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Hiện nay, Hoàng Diệu (Thái Bình) chỉ còn 2.500/4.129 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi có gần 800 hộ với quy mô nhỏ lẻ. Một trong những điểm sáng về chăn nuôi của Hoàng Diệu là mô hình gia trại nuôi lợn rừng của ông Phạm Ðình Phiếm ở tổ 24.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Sông Hinh và UBND xã Đức Bình Tây (huyện Sông Hinh) vừa tổ chức hội thảo mô hình “Cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng” vụ hè thu 2014. Tham gia hội thảo có 80 nông dân tiêu biểu của xã Đức Bình Tây, 15 nông dân tiêu biểu của xã Sơn Giang và 15 nông dân tiêu biểu của huyện Phú Hòa.

Nếu như năm ngoái, nhiều hộ dân ở xã Ea Hu (huyện Cư Kuin - Dak Lak) vô cùng phấn khởi vì mùa tiêu trúng đậm thì năm nay, họ lại thấp thỏm lo âu vì hàng loạt vườn tiêu chết dần, chết mòn…