Hỗ trợ Phú Yên phòng, chống dịch bệnh thủy sản
Việc xuất cấp, quản lý và sử dụng số hóa chất nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên, từ đầu năm 2015 đến hết tháng 6/2015, trên địa bàn tỉnh đã có 315 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp và bệnh do môi trường.
Để phòng, chống dịch bệnh, Chi cục Thú y đã trực tiếp hướng dẫn người nuôi các biện pháp xử lý ổ dịch. Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động người dân lựa chọn con giống thả nuôi đạt chất lượng, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền; ý thức việc tuân thủ lịch thời vụ, khai báo dịch bệnh cho cơ quan quản lý khi có dịch bệnh xảy ra, sử dụng một phần diện tích nuôi để dùng làm ao lắng, chứa, xử lý nước, chung tay bảo vệ môi trường nuôi.
Đến nay, các địa phương trong tỉnh Phú Yên đã cấp hỗ trợ 11.848 kg hóa chất dập dịch cho người nuôi để xử lý ổ dịch, góp phần hạn chế lây lan dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được người trồng trên các loại trụ “chết” như gỗ hoặc gạch, bê tông... Thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang các loại trụ “sống” như keo dậu, lồng mức, muồng đen…
Một vùa vải bội thu là niềm vui lớn với người dân các vùng trồng vải ở Lục Ngạn. Ngược lại “180 độ”, người dân vùng Yên Thế đang phải than ngắn, thở dài với những đàn “gà đồi Yên Thê”- thương hiệu mà cả chính quyền và nông dân cố công gây dựng mấy năm qua với nhiều kỳ vọng.
Thời gian gần đây do giá cao su trên thị trường giảm thấp, cùng với một số nguyên nhân khác khiến nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác.
Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).
Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao.