Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

UN-REDD Việt Nam cho chuyển dịch cơ cấu ngành

UN-REDD Việt Nam cho chuyển dịch cơ cấu ngành
Ngày đăng: 11/11/2015

Là một phần trong sáng kiến của Liên Hợp Quốc về giảm phát khí thải nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng, chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II hứa hẹn đem đến cho Việt Nam những lợi ích từ việc chi trả dựa trên kết quả thực hiện REDD + trong tương lai và thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành.

Theo đó, địa bàn thí điểm phải đáp ứng những yêu cầu được quy định trong quyết định của Tổng cục Lâm nghiệp về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong khuôn khổ thực hiện chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II.

Địa bàn thí điểm phải được BQL rừng phòng hộ thuộc địa bàn 6 tỉnh thí điểm triển khai Chương trình UN-REDD đang thực hiện khoán hoặc có cam kết khoán quản lý, bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo quy định hiện hành.

UBND cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng thuộc địa bàn 6 tỉnh triển khai Chương trình UN-REDD, có phương án hoặc kế hoạch giao diện tích UBND xã đang tạm thời quản lý đến hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn hoặc có các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

Được Nhà nước giao quản lý diện tích rừng tự nhiên (rừng phòng hộ và rừng sản xuất); rừng phòng hộ là rừng trồng.

Có sự cam kết ủng hộ của chính quyền địa phương và sự tự nguyện của người dân tham gia thí điểm chia sẻ lợi ích.

Có Kế hoạch REDD+ theo hướng dẫn của chương trình UN-REDD.

Với thời gian triển khai trong vòng 2,5 năm (2016 - 2018), mỗi tỉnh được lựa chọn tối đa 2 đơn vị thí điểm với diện tích rừng tối thiểu là 300 ha và tối đa là 6.000 ha, bao gồm rừng phòng hộ và rừng tự nhiên được Nhà nước giao quản lý, rừng phòng hộ là rừng trồng và đất lâm nghiệp cam kết sẽ trồng rừng phòng hộ.

Đơn vị thí điểm phải đảm bảo đã xây dựng Kế hoạch REDD+ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của BQL Chương trình UN-REDD Trung ương (gọi chung là PMU).

Việc thực hiện Kế hoạch REDD+ phải đảm bảo có sự tham gia của các hộ gia định, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và kết quả thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phải được giám sát, đánh giá theo hệ thống các chỉ số của khung giám sát, đánh giá thực hiện Kế hoạch REDD+ do BQL Chương trình UN-REDD cấp tỉnh (PPMU) xây dựng theo hướng dẫn của PMU.

Việc chia sẻ lợi ích được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ, dựa vào kết quả thực hiện ở mỗi đơn vị.


Có thể bạn quan tâm

“Làng Trứng” Châu Mai (Hà Nội) “Làng Trứng” Châu Mai (Hà Nội)

Người dân thôn Châu Mai, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội), có nghề nuôi vịt đẻ trứng. Nhắc đến nghề này, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Châu Đào Quang Huệ tươi cười: "Trứng vịt lộn người Hà Nội ăn đều có xuất xứ từ làng tôi cả. Trứng vịt của làng có mặt ở khắp nơi: Hà Nội, Sơn La, Yên Bái, nhưng chủ yếu ở thị trường Hà Nội. Nhờ trứng mà hộ nghèo ở thôn này giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhiều gia đình sáng "mở mắt" ra đã có cả triệu đồng tiền lãi.

07/10/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Bò Sinh Sản Làm Giàu Từ Nuôi Bò Sinh Sản

Từ một hộ nghèo có cuộc sống kinh tế khó khăn, nhờ áp dụng hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản,đến nay gia đình ông Bùi Văn Bảo ở xóm Đồng Bái, xã Đú Sáng (Kim Bôi - Hòa Bình) là hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng từ việc bán bò, bê.

07/10/2013
Nuôi Chim Bồ Câu Nuôi Chim Bồ Câu

Bà Nguyễn Thị Chi, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tâm sự, tình cờ bà đọc được thông tin trên báo chí giới thiệu mô hình nuôi chim bồ câu ở TPHCM rất hiệu quả. Năm 2006 hai vợ chồng bà lặn lội về tận nơi để tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua được 10 cặp chim bố mẹ về nuôi thử.

07/10/2013
Giá Cá Tra Tăng Trở Lại Giá Cá Tra Tăng Trở Lại

Ông Lê Hồng Đức - Chủ tịch Hiệp Hội thủy sản huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết, những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu đã tăng trở lại.

08/10/2013
Mô Hình Nuôi Gà Đồi An Toàn Sinh Học Ở Yên Định Cho Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Gà Đồi An Toàn Sinh Học Ở Yên Định Cho Hiệu Quả Cao

Đầu năm 2013, cùng với các huyện: Vĩnh Lộc, Triệu Sơn và Thiệu Hóa, huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình chăn nuôi gà đồi an toàn sinh học tại 2 xã là Định Tường và Định Liên với hơn 3.500 con giống và hơn 20 hộ gia đình tham gia nuôi thử.

11/10/2013