Giá rau xanh tăng mạnh vì trời mưa
Khảo sát của người viết tại một số chợ đầu mối, chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như chợ Thượng Đình, chợ Cầu Giấy, Phùng Khoang, chợ Hôm, Chợ Dịch Vọng… giá các loại rau, củ đã tăng phổ biến 20 -30% so với 1-2 tuần trước.
Cụ thể, tại chợ Dịch Vọng, rau dền, mồng tơi giá 5.000 đồng/mớ, tăng 1.000 đồng/mớ; rau ngót cũng tăng 1.000 đồng/mớ lên 6.000 đồng/mớ; cải xanh tăng từ 4.000 đồng lên 6.000 đồng/mớ; bắp cải tăng 3.000 đồng/kg lên 18.000 đồng/kg; cải thảo tăng 5.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg, mướp đắng tăng 2.000 đồng/kg lên 17.000 đồng/kg.
Giá ra cải ngồng tăng khá mạnh, từ 13.000 đồng lên 20.000 đồng/kg, nhiều sạp tại chợ còn bán 22.000 đồng/kg. Cà chua tăng giá từ 13.000 đồng lên 18.000 đồng/kg.
Tuy nhiên giá một số loại rau vẫn ổn định do nguồn cung dồi dào như rau muống 5.000-6.000 đồng/mớ tùy loại.
Lý giải về nguyên nhân giá rau xanh tăng mạnh, chị Định, chủ một sạp rau tại chợ Cầu giấy cho biết, mưa lớn thời gian qua khiến rau không phát triển được và rau tại chợ tăng giá mạnh là chuyện thường.
Chị cho biết thông thường lần nào có mưa to giá rau cũng tăng mạnh.
Bà Nguyễn Thị Thu, tại xã Tây Tựu –Từ Liêm chuyên trồng sản xuất rau xanh bán buôn cho các chợ đầu mối trong khi đó cho biết, nhà bà trồng 5 sào rau xanh đủ các loại, mấy ngày gần đây mưa to kéo dài làm cho rau trong vườn phát triển chậm và dập nát hết các luống rau mới gieo trồng.
"Bình thường ngày nào nhà tôi cũng làm đủ các loại rau ra chợ bán lẻ và bán buôn nhưng mấy hôm nay giá rau đắt mà không có để bán", bà Thu nói.
Bà cho biết thêm, nếu thời tiết mưa kéo dài, những ruộng rau mới trồng sẽ phát triển chậm hoặc bị chết, dẫn đến khan hiếm rau xanh và các loại rau có thể tăng giá lên nữa trong thời gian tới.
Các tiểu thương cũng chung nhận định rằng trong khoảng 1 tuần tới giá rau vẫn chưa thể giảm bởi nguồn cung chưa ổn định trong thời tiết này.
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết các loại thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu, khiến cho giá đầu vào của Việt Nam luôn cao hơn 10 - 20% so với các nước khác. Để giảm chi phí đầu vào, các trang trại chăn nuôi lớn đang áp dụng biện pháp tự phối trộn thức ăn, song trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn…
Nhắc đến người thành công với mô hình nuôi ong ở vùng ven biển Kim Sơn (Ninh Bình), không ai quên nhắc đến cái tên Bùi Duy Hiển, xóm 5, xã Kim Tân. “Bén duyên” với nghề nuôi ong gần 10 năm nay, hiện giờ trong vườn nhà ông lúc nào cũng có trên 100 đàn ong khỏe mạnh, sản lượng mật hàng năm xấp xỉ 1,5 tấn với thu nhập gần 140 triệu đồng/năm.
Đó là anh Nguyễn Xuân Long, ở thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Anh cho biết: Trước năm 2001 anh làm nghề sản xuất bay, bàn chà bán cho cánh thợ nề. Thấy đất vườn nhà rộng nên anh mua 200 gà ta giống về nuôi chơi, không ngờ “làm giỡn, ăn thiệt”, sau gần 3 tháng xuất chuồng lãi 4 triệu đồng.
Từ cuối tháng 9 đến nay, nông dân các xã trên địa bàn huyện Thanh Oai như Thanh Mai, Bích Hòa, Cao Dương, Hồng Dương... hối hả bước vào vụ gặt. Theo các hộ nông dân, thời tiết nắng ráo như hiện nay rất thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản thóc. Vụ mùa năm 2014, toàn huyện Thanh Oai gieo cấy 6.666 ha, trong đó, diện tích cấy các giống lúa lai có năng suất và chất lượng cao như: Bắc thơm số 7, BC15, lúa lai Thái Xuyên 111... chiếm khá lớn.
Những năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành sản xuất lúa gạo của Đồng Tháp liên tục tăng mạnh. Diện tích gieo trồng hằng năm ước đạt 500 nghìn ha, sản xuất 2 - 3 vụ/năm. Năm 2013, diện tích trồng lúa của tỉnh tăng 514.803 ha, sản lượng 3,3 triệu tấn, đạt cao nhất từ trước đến nay.