Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát hiện tim lợn mốc xanh được bán công khai ngoài chợ

Phát hiện tim lợn mốc xanh được bán công khai ngoài chợ
Ngày đăng: 03/10/2015

Thông tin từ Đội 4, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an thành phố Hà Nội vừa cho hay: Vào rạng sáng nay, cơ quan này đã phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra các hộ chuyên kinh doanh thực phẩm đông lạnh nhập khẩu tại chợ Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Trước đó, từ nguồn tin trinh sát, cảnh sát đã phát hiện tại khu vực này các hộ kinh doanh thường xuyên nhập nội tạng đông lạnh không rõ nguồn gốc rồi bảo quản dài ngày trước khi bán ra thị trường.

Các hộ kinh doanh này sử dụng kho đông lạnh rất sơ sài tại góc chợ để bảo quản thực phẩm.

Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện 3 hộ kinh doanh đang bán các sản phẩm tim lợn nhập khẩu.

Vào thời điểm trên, các hộ không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Trong khi đó, các sản phẩm tim lợn đều đã chuyển màu đen, có mốc xanh.

Theo nhận định của cảnh sát, các sản phẩm này đã có dấu hiệu cấp đông trở lại và không đủ an toàn thực phẩm.

Các chủ các hộ kinh doanh này khai nhận đã bán loại tim lợn đã đông lạnh nhập khẩu này cho người tiêu dùng với giá 35.000–50.000 đồng/kg.

Thanh tra Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính 3 hộ kinh doanh trên, đồng thời tịch thu 100kg tim lợn đông lạnh và giao cho lực lượng thú y quận Nam Từ Liêm tiến hành tiêu hủy.


Có thể bạn quan tâm

Tạo Trầm Từ Đôi Tay Tạo Trầm Từ Đôi Tay

Khi “nhiễm bệnh” từ tác động bên ngoài, cây dó bầu tiết ra chất nhựa chống lại và hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là trầm hương. Căn cứ vào sự hóa nhựa nhiều hay ít mà có sản phẩm như trầm tóc, trầm hương hay kỳ nam. Do bị khai thác gần như tận diệt nên các phu trầm đã đem loại cây rừng này về trồng tại vườn nhà với kỳ vọng sẽ tạo được trầm từ chính bàn tay con người.

04/12/2014
Lạm Dụng Phân Bón Gây Nhiều Hệ Lụy Lạm Dụng Phân Bón Gây Nhiều Hệ Lụy

Sự phát triển đáng nể của ngành nông nghiệp trong hơn 2 thập niên qua, với hàng loạt mặt hàng nông sản top đầu thế giới cả về sản lượng, năng suất như lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, khoai mì (sắn) khiến nhiều nước vừa kinh ngạc, vừa khâm phục.

15/07/2014
Quản Lý Sâu Đục Củ Khoai Lang Hiệu Quả Bước Đầu Quản Lý Sâu Đục Củ Khoai Lang Hiệu Quả Bước Đầu

Nhóm nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long và Bộ môn BVTV- Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) vừa tổ chức hội thảo báo cáo công tác nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp phòng trị sâu đục củ khoai lang, bước đầu cho nhiều kết quả khả quan.

04/12/2014
Nông Dân Tân Hiệp Trồng Lúa Tăng Thu Nhập, Bán Khí Thải Nông Dân Tân Hiệp Trồng Lúa Tăng Thu Nhập, Bán Khí Thải

Trong lúc nhiều nông dân ở ĐBSCL trồng lúa không có lãi do giá thành quá cao thì nhiều hộ dân ở huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và Phú Tân (An Giang)... cùng rủ nhau trồng lúa theo mô hình “một phải, sáu giảm” vì giúp giảm đáng kể giá thành, tăng thu nhập.

15/07/2014
Chuyện Trái Dâu Tây Chuyện Trái Dâu Tây

Mấy chục năm có mặt ở Đà Lạt, phương thức trồng dâu tây của nông dân vẫn không có gì thay đổi. Đó là trồng ở ngoài ruộng và nhân giống bằng cách tách thân bò và cây con từ cây chính để trồng lại. Sau nhiều năm, giống dâu tây phát sinh nhiều thứ bệnh như héo lá, đốm đỏ, vàng mép lá, đặc biệt virus xoắn lá làm giảm năng suất và phẩm chất trái dâu. Điều này buộc người nông dân ngày càng sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn, đặc biệt là các loại thuốc diệt nấm.

04/12/2014