Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiêu thụ nông sản kinh nghiệm từ đồng bằng sông Cửu Long

Tiêu thụ nông sản kinh nghiệm từ đồng bằng sông Cửu Long
Ngày đăng: 03/10/2015

Tại diễn đàn, các đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo chính quyền và doanh nghiệp… tập trung vào chủ đề “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập - kinh nghiệm từ ĐBSCL”.

Một bài toán đặt ra trong nhiều năm qua nhưng chưa có lời giải thấu đáo cho nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là vấn đề được mùa - mất giá, tư thương ép giá...

Người nông dân ĐBSCL thường gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa nông sản. Năm 2015, yêu cầu về hội nhập khiến nông sản Việt Nam ở thế cạnh tranh khốc liệt do việc giảm thuế mạnh.

Đây là kết quả của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã, đang và sẽ gia nhập.

Do đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cần có những giải pháp kịp thời để thúc đẩy tiêu thụ nông sản gắn với vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp; tận dụng cơ hội, khắc phục các thách thức của hội nhập.

ĐBSCL đến nay vẫn chủ yếu sản xuất và xuất khẩu thô (gạo, cá, tôm đông lạnh, trái cây tươi...), giá trị gia tăng còn thấp.

Thời điểm vào vụ thu hoạch, do chưa ký kết hợp đồng thu mua trước với các đối tác, giá hàng nông sản thường giảm xuống mức rất thấp (do thương lái ép giá hay do thiếu phương tiện bảo quản).

Đây là hậu quả của quá trình canh tác nhỏ lẻ, mang tính tự phát, chưa được kết nối với khâu chế biến và tiêu thụ theo tín hiệu thị trường thiếu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

Nông dân tự cho mình có quyền tự do quyết định theo thói quen hay tâm lý đám đông, tự quyết định canh tác, sản xuất, doanh nghiệp có lợi mới mua, không có sự ràng buộc.

Chính việc mất cân đối cung - cầu tạm thời trong thời điểm nhất định đã dẫn đến việc được mùa nhưng mất giá triền miên trong nhiều năm qua, nông dân luôn là người bị thua thiệt. Thành quả lao động cực nhọc của nông dân chưa được bù đắp tương xứng…

Năm 2013, giá bán sản phẩm cây trồng ngắn ngày giảm 1,46%; cây ăn trái lâu năm giảm 2,46%; chăn nuôi giảm 9,9%; thủy sản giảm 0,39%...

Trong khi đó, giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi... đều tăng cao. Từ nhiều năm nay, sản lượng gạo xuất khẩu ở ĐBSCL không ngừng tăng, nhưng giá trị không tăng tương ứng, người trồng lúa chưa thể giàu lên được...

Các đại biểu tập trung trao đổi về các nhóm vấn đề, như: Tác động của tiêu thụ hàng nông sản tới tình hình KT-XH ở ĐBSCL; vai trò của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng nông sản ở ĐBSCL; tiêu thụ hàng nông sản ở ĐBSCL gắn với cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại (TPP, FTA, BTA);

Tăng cường sự tham gia của hàng nông sản ĐBSCL trong chuỗi giá trị toàn cầu…

Trên cơ sở các tài liệu, các tham luận gợi mở và các ý kiến thảo luận thu được từ diễn đàn, thư viện Quốc hội sẽ tổng hợp và cung cấp tới các đại biểu Quốc hội phục vụ thảo luận tình hình KT-XH tại kỳ họp thứ 10 bắt đầu diễn ra vào cuối tháng 10/2015.


Có thể bạn quan tâm

Người đi đầu trong làm lúa sạch Người đi đầu trong làm lúa sạch

Ông Võ Tấn Kìa, ấp Bình Lục, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) là một trong những hộ đi đầu trong phong trào trồng lúa theo quy trình an toàn để cho ra gạo sạch. Ông Kìa bắt đầu tham gia làm lúa sạch từ tháng 9-2011, khi ấy theo hướng dẫn của Th.S Trần Thị Phương Chi, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, ông đã mạnh dạn rủ một số bà con trong ấp cùng làm thí điểm lúa sạch.

30/07/2015
Giá nhãn tăng Giá nhãn tăng

Do nhu cầu tiêu thụ lớn, lại đang trong thời điểm nghịch vụ nên giá nhãn tại huyện Châu Thành đang ở mức cao. Hiện giá thu mua tại các nhà vườn cao hơn 2.000 - 3.000 đồng/kg so với những tháng trước. Giá nhãn tăng mang lại nhiều niềm vui cho nhà vườn sau thời gian dài nhãn bị dịch bệnh hoành hành.

30/07/2015
Diện tích sản xuất nông nghiệp gắn với bao tiêu sản phẩm ngày càng tăng Diện tích sản xuất nông nghiệp gắn với bao tiêu sản phẩm ngày càng tăng

Diện tích sản xuất lúa trên địa bàn xã Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh) gắn với bao tiêu sản phẩm tăng dần theo hàng năm, từ đó đã từng bước giải bài toán đầu ra của nông sản và góp phần tăng thu nhập cho người dân.

30/07/2015
Nuôi trồng thủy sản nỗ lực vượt khó Nuôi trồng thủy sản nỗ lực vượt khó

6 tháng đầu năm 2015, nuôi trồng thủy sản (NTTS) của người dân trên địa bàn cả nước gặp khó khăn do giá cả lên xuống thất thường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu giảm mạnh, thời tiết diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho phát triển thủy sản.

30/07/2015
Phập phồng trước mùa tôm Phập phồng trước mùa tôm

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 658 ha nuôi chuyên tôm, sản lượng bình quân 7.600 tấn. Nuôi được tôm đã khó, để bán được sản phẩm, ngư dân cũng phải mướt mồ hôi.

30/07/2015