UBND Tỉnh Long An Yêu Cầu Không Nuôi Tôm Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt

Để đảm bảo phát triển nuôi tôm chân trắng trong thời gian tới đúng theo quy hoạch, hiệu quả và phát triển bền vững, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản không chủ trương nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở ngành và địa phương thực hiện đúng theo Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020.
Đối với những địa phương đã thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt trước đây, người nuôi thực hiện nghiêm các cam kết bảo vệ môi trường, sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại, không để phát sinh thêm diện tích nuôi mới.
UBND tỉnh yêu cầu theo dõi, giám sát việc thực hiện Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020 của các địa phương; Phối hợp với các địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động người dân nuôi tôm thực hiện theo quy hoạch. Đồng thời kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về nuôi tôm nước lợ không theo quy hoạch.
Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền ảnh hưởng của việc nuôi tôm chân trắng vùng nước ngọt về những tác hại của việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt.
Đồng thời, UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng và UBND các xã, phường tuyên truyền, vận động để người dân nắm được những ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài của việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý những vi phạm nuôi tôm chân trắng và không cho người dân tự ý thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt. Đối với những địa phương đã thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt trước đây, yêu cầu người nuôi thực hiện nghiêm các cam kết bảo vệ môi trường, sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại, không để phát sinh thêm diện tích nuôi mới.
Theo kết quả nghiên cứu của trong, ngoài nước đặc biệt là kết quả nghiên cứu và bài học kinh nghiệm của Thái Lan khi đưa tôm chân trắng vào nuôi trong nước ngọt từ những năm 1990, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và người dân đều thấy được những tồn tại bất cập khi đưa tôm chân trắng vào nuôi trong vùng nước ngọt.
Năng suất, sản lượng, chất lượng tôm chân trắng thương phẩm nuôi trong nước ngọt kém hơn so với nuôi nước lợ, giá bán thấp hơn, khi nhu cầu xuống thấp, giá không ổn định người nuôi có nguy cơ không tiêu thụ được sản phẩm và thua lỗ,…
Cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm không phù hợp và người dân chưa có kinh nghiệm nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt, chi phí đầu tư trong quá trình nuôi cao, nguy cơ bùng phát dịch bệnh mọi thời điểm và khó kiểm soát dẫn đến rủi ro lớn cho người dân. Các mầm bệnh mới từ tôm chân trắng có thể lây lan cho các đối tượng nuôi truyền thống như tôm càng xanh hay các loài thủy sản khác.
Được biết, trên địa bàn tỉnh Long An, hiện có khoảng 6.000 ha nuôi tôm nước lợ, tập trung chủ yếu tại các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ. Trong năm 2014, diện tích thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt ước khoảng 200 ha (Cần Đước: 40 ha, Cần Giuộc: 40 ha, Châu Thành: 60 ha, Tân Trụ: 60 ha). Hiện nay, bắt đầu phát triển nuôi TCT tại các huyện Thạnh Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng...
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thú y: đợt dịch heo tai xanh xảy ra trên địa bàn tỉnh Đak Lak vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi. Đã có 13 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Lak và Krông Bông) với 115 xã, 707 thôn, 2.287 hộ có dịch heo tai xanh.

Những năm gần đây, mô hình nuôi cá sấu thương phẩm được nhiều nông dân xã Định Thành (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) thực hiện vì hiệu quả và lợi nhuận khá cao. Mỗi vụ, người nuôi lãi hàng trăm triệu đồng.

Phong trào nuôi ba ba rộ lên những năm 2005 - 2006. Lúc đó, nhiều hộ xây hồ, đào ao nuôi ba ba với mong muốn làm giàu nhanh chóng, bởi đây là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, không bao lâu sau, thị trường tiêu thụ này giảm dần khiến nhiều người nuôi ba ba lỗ nặng.

Nấm kim châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn hơn và trên đầu cây nấm có mũ...

Do suy giảm nguồn cung nên cá hồi tại thị trấn Sa Pa tăng giá khoảng 40-50 nghìn đồng/kg. Nguyên nhân là do hai cơ sở nuôi và cung ứng cá hồi, cá tầm lớn nhất ở Sa Pa bị thiệt hại nặng trong trận lũ quét vừa qua.